THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 09:39

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ trẻ em

07/01/2022 | 05:57
Từ sự việc đau lòng, dư luận vẫn không khỏi lo lắng, dù có nhiều quy định pháp luật, nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em, nhưng hình như vẫn chưa đủ. Cái chúng ta đang thiếu là gì?
Chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội. Ảnh: NAM ANH

Chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội. Ảnh: NAM ANH

Chung cư tách rời mạng lưới bảo vệ trẻ em?

Hiện, các luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh đang khẩn trương thu thập chứng cứ từ dân cư tại khu vực nạn nhân sinh sống để tìm thêm các tình tiết mới. Trong đó, Hội quan tâm nhiều tìm hiểu kỹ trách nhiệm của ban quản lý chung cư nơi nạn nhân tử vong trong việc tiếp nhận phản ánh từ người dân rồi báo cho các tổ chức, đơn vị liên quan. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, Trưởng phòng Lao động-Thương binh & Xã hội quận Bình Thạnh cho hay, địa bàn quận có khoảng 74.100 trẻ em. Số trẻ đang sinh sống cùng gia đình tại các căn hộ chung cư từ cao cấp đến bình dân là không nhỏ. Để nâng mức bảo vệ trẻ em trên địa bàn, Phòng đã khẩn trương tuyên truyền cho hệ thống trên địa bàn quận, tham mưu UBND triển khai đến các phường và toàn dân về việc tăng cường thực hiện Luật Trẻ em và nâng cao ý thức người dân tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em, đặc biệt trong các khu chung cư. 

Theo bà Loan, có hai cái khó trong vụ án thương tâm này là sự tách biệt của chung cư cao cấp với mạng lưới bảo vệ trẻ em và thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Bối cảnh đó cũng dẫn đến những thiếu sót nhất định trong quá trình hỗ trợ, bảo vệ trẻ tại địa phương. Bà Loan đề xuất: “Ban quản lý chung cư và hệ thống chính quyền ngay tại địa phương cần có sự liên kết chặt chẽ hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn để tạo được mạng lưới hiệu quả nhất trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân và tăng cường kiểm tra tại khu vực chung cư. Đặc biệt, các bộ phận an ninh, bảo vệ tại chung cư cần tăng cường kiểm tra, tuần tra, kịp thời phát hiện, báo cáo các tình huống nghi vấn bạo hành trẻ. Từ công tác tuyên truyền, người dân sẽ nắm được các chủ trương và chủ động tham gia bảo vệ trẻ em. Khi phát hiện vấn đề nghi vấn, họ sẽ mạnh dạn trao đổi ngay với ban quản lý chung cư, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra”, bà Loan nói thêm. 

Trách nhiệm cộng đồng hết sức quan trọng

TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho rằng: Câu chuyện đau lòng vừa qua cho thấy gia đình không thể là nơi duy nhất để bảo vệ trẻ em mà đây là trách nhiệm chung của xã hội. Trách nhiệm đó phải được cụ thể hóa và có chế tài theo nghĩa nếu bạn nhìn thấy trẻ em bị hành hạ, ngược đãi mà không lên tiếng thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. 

Ý thức của cộng đồng trong phát hiện và có hành động kịp thời là rất quan trọng. Giải quyết bạo lực gia đình, nhất là với trẻ em không chỉ dừng ở phạm vi hẹp gia đình mà cần ở cả ngoài xã hội mới làm thay đổi ý thức của cộng đồng. Nếu mỗi người trong xã hội ý thức được chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mình thì sẽ không vô cảm, thờ ơ hoặc e ngại bởi người ta có quyền được can thiệp. Các bậc cha mẹ có ý định dùng bạo lực để trừng phạt thân thể, dạy dỗ con sẽ phải cân nhắc bởi quy định của luật pháp và đạo đức xã hội.

“Thật ra trong Luật Trẻ em, gia đình đã đề cập chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội nhưng nếu không làm gì thì cũng chẳng sao? Tôi cho rằng phải cụ thể hóa trách nhiệm của một số người chính như ban quản lý chung cư, trưởng thôn, xóm; các công nhân viên xã hội… Không thể chỉ nói chung chung khi sự việc xảy ra rồi mà chẳng ai làm sao, chỉ đứa trẻ là thiệt thòi”, TS Khuất Thu Hồng bày tỏ.

Chị Nguyễn Thu Nga, mẹ của hai bé gái nhà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng đóng góp: Sau vụ việc này, nên chăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hình thành một chương trình giáo dục và một cơ chế phối hợp để bất kỳ đứa trẻ nào bị bạo hành đều có thể: Nhận biết hành vi bạo hành, biết cách tự bảo vệ mình; yên tâm khi báo cáo hành vi bạo hành và cán bộ bảo vệ quyền trẻ em sẽ xuất hiện ở nhà đứa trẻ ngay lập tức khi nhận được báo cáo…

“Trường học cần tăng cường giáo dục để trẻ biết cách bảo vệ mình, chí ít cũng thuộc lòng số điện thoại đường dây nóng 111. Bắt đầu từ học mẫu giáo, trẻ phải được dạy cách bảo vệ mình qua những thí dụ, câu chuyện sinh động để các bé biết không ai được đánh đập, xâm phạm đến thân thể mình. Ngoài ra, những dịch vụ hỗ trợ phải thân thiện, tiện lợi để trẻ em rất dễ tiếp cận”, TS Khuất Thu Hồng.

Theo nhandan.vn
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Hoà Bình

Ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Hoà Bình

2 năm trước

Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình, trong năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 28 vụ xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE), tập trung chủ yếu tại 2 huyện Đà Bắc và Tân Lạc. Hậu quả của...
Chương trình 'Mùa Xuân cho em' món quà ý nghĩa, thiết thực cho trẻ em trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhân dịp xuân mới 2022

Chương trình "Mùa Xuân cho em" món quà ý nghĩa, thiết thực cho trẻ em trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhân dịp xuân mới 2022

2 năm trước

Ngày 5/1 Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã gặp mặt đại diện các cơ quan truyền thông giới thiệu về chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 15 năm...
TP.HCM vinh danh học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2021

TP.HCM vinh danh học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2021

2 năm trước

Tối 5/1/2022, Thành đoàn TP.HCM tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp,...