THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:37

Nghe kém ở trẻ em: Khi nào cần đi khám thính lực?

12/09/2022 | 15:29
Nghe kém có nhiều hệ lụy nặng nề cho trẻ, trẻ nghe kém sẽ khó khăn đối với việc học nói, tiếp đến sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và tính nết của trẻ.

Nghe kém hay mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến sẽ làm thay đổi tính nết của trẻ... Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân khiến trẻ nghe kém

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nghe kém ở trẻ em:

- Các nguyên nhân bẩm sinh bao gồm: Di truyền và đây là nguyên nhân hàng đầu của nghe kém bẩm sinh. Khoảng 50% các trường hợp nghe kém bẩm sinh là do di truyền.

- Quá trình mang thai của mẹ mắc một số bệnh như Rubella, giang mai hoặc dùng thuốc… là yếu tố có thể gây nghe kém hoặc điếc.

- Một số yếu tố khác như trẻ sinh non, cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ giảm thính lực. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ sinh non có nguy cơ nghe kém cao gấp 9,71 lần so với nhóm trẻ sinh đủ tháng.

- Vàng da sau sinh, nhất là đối với trẻ vàng da nặng trong giai đoạn trẻ sơ sinh có thể gây tổn thương thần kinh nghe, qua đó gây nghe kém ở trẻ.

- Các nguyên nhân mắc phải:

Nguyên nhân mắc phải dẫn đến trẻ giảm thính lực bao gồm: Trẻ mắc viêm màng não, viêm tai mạn tính... là nguyên nhân quan trọng gây nghe kém và điếc ở trẻ em.

Ngoài ra, sử dụng một số loại kháng sinh gây ngộ độc tai, chấn thương vùng đầu, tiếng ồn, độ tuổi là nguyên nhân chính gây ra nghe kém, chiếm tỷ lệ cao trên toàn thế giới.

Theo báo cáo cả nước có khoảng 13.000 trẻ em nghe kém cả hai tai, trong đó tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu gây nghe kém ở những trẻ này, chiếm 61% tổng số nguyên nhân gây nghe kém.

Nghe kém hay mất thính lực có thể để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ.

Nghe kém hay mất thính lực có thể để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ.

2. Trẻ nào cần đi khám thính lực?

Câu hỏi được nhiều cha mẹ thắc mắc là trẻ nào cần phải đi khám thính lực… Do nghe kém ở trẻ có quá nhiều yếu tố, do đó cần đi khám thính lực đối với những trẻ sau:

- Trẻ chậm nói.

- Trẻ viêm tai thường xuyên hoặc tái phát.

- Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền).

- Trẻ mắc các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ, hội chứng Down, hội chứng Alport, và hội chứng Crouzon).

- Trẻ học kém hoặc những trẻ mắc bệnh mà các bác sĩ chỉ định cần kiểm tra thính lực định kỳ.

Ngoài ra, một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họ không thể nghe bình thường vì đứa trẻ có những lúc không đáp ứng với tên của mình hoặc yêu cầu lặp đi lặp lại các từ, cụm từ, hoặc câu. Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh hay những gì đang được nói.

Các mốc thời gian đối với trẻ mà cha mẹ cần biết:

- Khi trẻ 1 tháng: Biết mở mắt, chớp mắt

- Khi trẻ 6 tháng: Biết quay đầu hoặc mắt nhìn theo hướng phát âm thanh

- Khi trẻ 9 tháng: Biết lắng nghe và tự phát ra các loại âm từ lớn đến nhỏ

- Khi trẻ 12 tháng: Biết tên mình và một số từ, bắt đầu bập bẹ nói

- Khi trẻ 18 tháng: Biết chỉ một số đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu, biết nói một số từ đơn giản

- Khi trẻ 24 tháng: Có thể nghe những từ rất nhỏ và định được hướng, có khả năng nói những câu đơn giản.

Trên thực tế, trung bình, chỉ có một nửa số trẻ em được chẩn đoán khiếm thính thực sự có một yếu tố nguy cơ được biết đến của mất thính giác. Điều này có nghĩa nguyên nhân không bao giờ được biết đến chiếm khoảng một nửa số trẻ khiếm thính. Chính vì vậy, nghe kém càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng.

Hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu khiếm thính được phát hiện sớm và kịp thời thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng cần thiết. Hiệu quả của việc phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm.

Tùy theo từng loại nghe kém và nguyên nhân gây nghe kém, các bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp khác nhau.

Tùy theo từng loại nghe kém và nguyên nhân gây nghe kém, các bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp khác nhau.

3. Lời khuyên thầy thuốc

Nghe kém có nhiều hệ lụy nặng nề cho trẻ, trẻ nghe kém sẽ khó khăn đối với việc học nói, tiếp đến sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và tính nết của trẻ.

Chính vì vậy, việc phòng ngừa các bệnh ở mẹ khi mang thai là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ mới sinh ra cần được tầm soát khiếm thính, tiêm chủng định kỳ theo lịch, cần điều trị sớm. triệt để các bệnh lý ở tai, tránh nghe tiếng động lớn, khám thính lực ngay khi có biểu hiện nghe kém…

Tùy theo từng loại nghe kém và nguyên nhân gây nghe kém, các bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp khác nhau như: Đeo máy nghe, cấy ốc tai, chương trình can thiệp sớm, học trường chuyên biệt, học hội nhập…

Gia đình trẻ khiếm thính có nhiều lựa chọn thông qua sự giúp đỡ tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia, quan trọng là can thiệp càng sớm càng tốt. Trẻ em được xác định nghe kém ngay khi mới sinh và nên bắt đầu điều trị khi được 6 tháng tuổi. Trẻ em được xác định muộn hơn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Việc chọn lựa kế hoạch can thiệp phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, kinh tế, văn hóa, sở thích của gia đình và của trẻ. Mỗi trẻ mỗi khác nhau, không có một khuôn mẫu hoàn hảo cho tất cả mọi người.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em mắc phải vấn đề này. Phần lớn số người này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ nghe kém cao trên thế giới, ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị nghe kém. Hàng năm có từ 1.200 đến 1.400 trẻ khiếm thính ra đời. Số người bị suy giảm thính lực còn tăng lên do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo suckhoedoisong.vn
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Khi trẻ rối loạn ngôn ngữ, rất cần bố mẹ kề bên

Khi trẻ rối loạn ngôn ngữ, rất cần bố mẹ kề bên

2 năm trước

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Bệnh xảy ra ở 10 – 15% trẻ dưới 3...