CHỦ NHẬT, NGÀY 28 THÁNG 04 NĂM 2024 07:24

Người đầu tiên thế giới ghép tim từ mô sống

16/09/2022 | 14:13
Owen Monroe, bé trai 4 tháng tuổi sống tại Bắc Carolina trở thành người đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống.

Ca phẫu thuật diễn ra tại Đại học Duke, Bắc Carolina, vào tháng 4, được truyền thông đưa tin vào tháng 9, sau thời gian theo dõi sức khỏe của bé. Monroe chào đời với hai động mạch chính (động mạch chủ và động mạch phổi) dính liền với nhau. Tình trạng này còn gọi là thân chung động mạch. Để giải quyết vấn đề, các bác sĩ đã tách hai động mạch, thay van tim bị rò rỉ cho em ngay sau khi sinh bằng cách sử dụng mô sống, tiếp tục phát triển cùng với cậu bé khi đưa vào trong cơ thể. Mục tiêu là tránh ca phẫu thuật thêm trong tương lai.

Trước đó, các bác sĩ thường sử dụng mô chết trong các ca phẫu thuật thay thế van tim dính liền. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật thêm ba lần cho đến tuổi trưởng thành, sau đó là phẫu thuật 10 năm một lần để thay van mới.

Sau khi bác sĩ chẩn đoán, Monroe được đưa vào danh sách cấy ghép, có thể phải chờ 6 tháng mới được phẫu thuật. Lo sợ con không qua khỏi, cha mẹ đồng ý để cậu bé tham gia cuộc thử nghiệm tại Đại học Duke, nơi các nhà khoa học sử dụng mô sống để tách các động mạch hợp nhất. Trong ca phẫu thuật, Monroe nhận được mô sống và van tim của một trẻ sơ sinh khác.

4 tháng kể từ ca phẫu thuật lịch sử, Monroe phát triển khỏe mạnh, trải qua mọi cột mốc phát triển của một đứa trẻ bình thường. Mẹ của em, bà Tayler Monroe, gọi cả ghép này là một "phép màu", cho rằng nó đã cứu sống con trai bà. Trước ca phẫu thuật, bà Monroe và chồng thậm chí đã tính đến khả năng hiến tạng còn trong trường hợp bé không qua khỏi, cứu sống những đứa trẻ khác.

Owen Monroe sinh ra với cân nặng 2,2 kg tại Bắc Carolina, Mỹ. Ảnh: CBS

Owen Monroe sinh ra với cân nặng 2,2 kg tại Bắc Carolina, Mỹ. Ảnh: CBS

Giờ đây, Monroe phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Ca ghép mang lại hy vọng cho nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh thân chung động mạch trong tương lai.

"Quy trình này có khả năng giải quyết vấn đề về van tim. Nếu có thể giảm số ca phẫu thuật ở các trẻ gặp vấn đề về van tim, kéo dài tuổi thọ của các em lên hàng thập kỷ", bác sĩ tim mạch Joseph Turek, người đứng đầu ca phẫu thuật của Monroe, cho biết.

Thông thường, căn bệnh thân chung động mạch là án tử đối với nhiều trẻ sơ sinh nếu không được phẫu thuật, vì tim phải tự hoạt động quá mức để đưa chất dinh dưỡng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Bệnh cũng hiếm gặp, cứ 10.000 trẻ em ở Mỹ có một trẻ mắc bệnh này.

Các biểu hiện trẻ bị thân chung động mạch thường xuất hiện trong những tuần đầu chào đời, bao gồm môi và móng tay xanh tái, thở gấp hoặc khó thở, biếng ăn.

"Điều đặc biệt, đáng chú ý là ca phẫu thuật không chỉ kéo dài sự sống của trẻ, còn sử dụng một trái tim có thể bị bỏ phí", Michael Carboni, phó giáo sư khoa nhi, trường Y Đại học Duke, cho biết.

Theo vnexpress.net
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Cuba ghi dấu mốc quan trọng trong phẫu thuật tim ở trẻ sơ sinh

Cuba ghi dấu mốc quan trọng trong phẫu thuật tim ở trẻ sơ sinh

2 năm trước

Các phương tiện truyền thông Cuba vừa đưa tin một bệnh nhi 49 ngày tuổi đã được cứu sống sau một ca phẫu thuật tim phức tạp chưa bao giờ được thực hiện ở Cuba. Hiện, sức khoẻ của...