THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 10:35

Nguy cơ bệnh lao ở trẻ em tăng cao

31/12/2022 | 15:59
Do hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu nên đây là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao. Đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng.
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh lao cho trẻ.

Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh lao cho trẻ.

Các chuyên gia về phòng chống lao cho biết giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng đang đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do bệnh lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây.

PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao Phổi Trung ương (Hà Nội) cho biết giống như nhiều quốc gia khác Việt Nam đang đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng động. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021 số lượng và tỷ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây. 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bệnh lao ở trẻ em cũng tăng lên bởi đây là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Đặc biệt, nếu sống trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn, nhất là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ nhiễm HIV. Mức độ lưu hành bệnh lao ở trẻ em trong một cộng đồng tỷ lệ thuận với mức độ lưu hành bệnh lao ở người lớn. Trong khi đó, theo ước tính của WHO số bệnh nhân lao mới trên người lớn vào năm 2021 tăng 3,6% so với năm 2020. Điều này làm cho mức độ lưu hành bệnh lao ở trẻ em tăng lên theo. 

Theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, thực tế chương trình phòng chống lao quốc gia mới chỉ thống kê được khoảng 10 đến 15% số trẻ mắc bệnh mới. Vì thế, theo chuyên gia có thể rất nhiều trẻ mắc lao mắc chưa được phát hiện, điều trị. Hoặc cũng có thể một số lượng lớn trẻ mắc lao được phát hiện và điều trị tại bệnh viện tư, cơ sở chuyên khoa nhi… mà chưa được báo cáo chương trình phòng chống lao. 

Một khả năng nữa là tỷ lệ bệnh lao ở trẻ em Việt Nam thấp hơn ước tính chung của toàn cầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia dịch tễ của Australia đánh giá tại Việt Nam tỷ lệ mắc lao ở trẻ em ít nhất ở mức độ 6%. Nếu theo con số này số lượng trẻ mắc lao ở nước ta được phát hiện và đăng ký điều trị cũng chỉ được khoảng 1,5-2%. 

Trẻ em đa phần mắc lao ở độ tuổi dưới 5, chiếm khoảng 50% tổng số trẻ mắc bệnh lao. 80% các ca bệnh lao ở trẻ là lao phổi. Phần lớn các trường hợp này không phát hiện được vi khuẩn do trẻ không ho khạc đờm được, không làm được xét nghiệm vi khuẩn. Trong khi đó, xét nghiệm chẩn đoán lao chủ yếu dựa trên xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn lao

"Điều đó đặt ra cho chúng ta thách thức cần phải tăng cường phát hiện bệnh. Bệnh lao ở trẻ không khó điều trị, phác đồ điều trị ngắn hơn tuy nhiên phát hiện bệnh ở trẻ khó hơn so với người lớn do triệu chứng lao ở trẻ em không đặc hiệu, trẻ không thể nói rõ được các triệu chứng, khó phân biệt với các bệnh hô hấp khác, PGS Hòa cho biết.", PGS Hòa nói.

Việc sớm phát hiện và điều trị cho trẻ em mắc lao sẽ giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng.

Việc sớm phát hiện và điều trị cho trẻ em mắc lao sẽ giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng.

Cũng về bệnh lao trẻ em, Bà Kiều Thị Mai Hương, Quản lý chương trình Sức khỏe & An sinh, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) cũng cho biết thêm những dấu hiệu của bệnh lao cụ thể là lao phổi rất dễ nhầm lẫn với những bệnh hô hấp thông thường khác như ho, sốt… Vì thế, chỉ khi trẻ đã có những dấu hiệu nặng như ho ra máu, sốt, sút cân kéo dài… thì có thể gia đình mới nghĩ đến khả năng trẻ mắc lao.

Bên cạnh đó, liên quan đến yếu tố lâm sàng, lượng vi khuẩn lao trong nước bọt, đờm của trẻ thường thấp khiến việc chẩn đoán cũng phức tạp hơn. 

"Vaccine phòng lao BCG có tác dụng nhất định trong dự phòng mắc lao, nhưng hiệu lực bảo vệ không phải là 100% trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, vi khuẩn lao lây nhiễm rất dễ dàng, nếu trẻ sống chung hoặc thường xuyên tiếp xúc với người mắc lao, khi trẻ có các biểu hiện ho, sốt… gia đình càng nên nghĩ đến khả năng trẻ bị mắc lao", bà Hương lý giải. 

Một số trẻ nhiễm vi khuẩn lao nhưng vì có sức đề kháng tốt nên không tiến triển thành bệnh ngay lúc đó - hay còn gọi là lao tiềm ẩn. Trong trường hợp này, gia đình vẫn nên cho trẻ đi sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn ngay nếu trẻ nhiễm vi khuẩn lao. Các phụ huynh luôn cần nhớ rằng con mình hoàn toàn có khả năng mắc lao.

Để phòng bệnh ở trẻ, điều đầu tiên là cần đảm bảo tiêm đầy đủ vaccine phòng lao cho trẻ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của bố mẹ và gia đình về bệnh lao ở trẻ để nhận biết các dấu hiệu từ sớm, đi khám và điều trị kịp thời, thậm chí có thể thực hiện sàng lọc lao định kỳ để loại trừ nguy cơ bệnh. 

Người lớn trong nhà khi có biểu hiện ho mà chưa thể đi khám ngay không nên ho, khạc đờm bừa bãi, tránh ho trước mặt trẻ để dự phòng lây vi khuẩn lao (nếu có) cho trẻ. Gia đình cần giữ môi trường ở thoáng khí, đủ ánh nắng mặt trời và đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ.

Song song với đó cũng cần nâng cao chuyên môn cho các bác sĩ nhi khoa về nhận biết các dấu hiệu bệnh lao. 

QH
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Nữ sinh lớp 10 ở Bình Định đột tử trong giờ học thể dục

Nữ sinh lớp 10 ở Bình Định đột tử trong giờ học thể dục

1 năm trước

Trong lúc đang khởi động tại chỗ để vào buổi học chính thức môn thể dục, nữ sinh này có biểu hiện tím tái rồi tử vong. Gia đình nạn nhân cho biết, trước khi tử vong, em L. có tiền sử...
Chính phủ Anh và UNICEF hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh cho Việt Nam

Chính phủ Anh và UNICEF hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh cho Việt Nam

1 năm trước

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã trao tặng trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh cho Bộ Y tế Việt Nam nhằm hỗ trợ phục hồi hệ thống y tế.
Hà Nội: 2 bệnh nhân xơ hóa đông đặc phổi nghi do di chứng Covid-19

Hà Nội: 2 bệnh nhân xơ hóa đông đặc phổi nghi do di chứng Covid-19

1 năm trước

Hai bệnh nhân nhập viện do khó thở, tức ngực, sau đó phát hiện nhiều ổ cặn xơ hóa khiến phổi đông đặc, viêm dính nhiều ở nhu mô phổi… Trước đó, cả hai người đều mắc Covid-19.
Lấy búi tóc to như quả cam trong dạ dày bé gái 3 tuổi

Lấy búi tóc to như quả cam trong dạ dày bé gái 3 tuổi

1 năm trước

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 29/12, sức khỏe của bé gái (3 tuổi, trú tại phường An Hòa, thành phố Biên Hòa) được phẫu thuật lấy búi tóc to như quả cam trong dạ...