THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:18

Nguy cơ bùng phát dịch sởi trong mùa Đông- Xuân

05/11/2017 | 16:14
 
Tại Hội nghị tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân khu vực phía Bắc 2017-2018 vừa diễn ra tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay trên toàn thành phố đã ghi nhận 45 trường hợp mắc sởi, trong đó đã có 1 trường hợp tử vong.
 
Đáng lưu ý, hiện nay tổng số trẻ chưa tiêm phòng bệnh sởi sau 5 năm trên địa bàn Hà Nội là 32.634 trẻ. Đây chính là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong mùa Đông Xuân.
 
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tại Hà Nội, bệnh sởi có xu hướng tăng trong các tuần gần đây, trung bình mỗi tuần ghi nhận 4-5 ca bệnh dương tính với sởi. Đặc biệt số ca bệnh tăng nhanh trong hai tháng 9 và 10; xuất hiện tại 40 xã phường của 21 quận huyện. Hiện số ca sởi mắc ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca sởi của toàn miền Bắc (45/99 ca bệnh).

Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng sởi
 
Theo các chuyên gia y tế, đối với bệnh sởi, biện pháp quan trọng nhất để chủ động phòng bệnh là tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Nếu lơ là công tác tiêm chủng thì tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng giảm xuống, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao. Năm 2014, dịch sởi bùng phát tại Hà Nội với hơn 1.700 ca khiến 14 người tử vong. Sau đó nhờ đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, số ca bệnh giảm dần.
 
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, để chủ động phòng chống bệnh sởi, cần rà soát ngay các xã, thôn có tỷ lệ tiêm vắcxin sởi thấp, tổ chức tiêm vắcxin bổ sung để chủ động phòng chống dịch, đạt tỷ lệ tiêm chủng 95% trở lên. Các địa phương cần rà soát và tổ chức tiêm vét hàng tháng cho toàn bộ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng chưa được tiêm vắcxin sởi, rubella.  Với trẻ em, để phòng tránh mắc bệnh sởi, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh khi trẻ được 9 tháng tuổi.

Để ứng phó với bệnh sởi trên địa bàn, Hà Nội đang tổ chức tiêm chủng bổ sung hàng tuần, tiêm chủng bổ sung cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi bị muộn, chậm so với lịch tiêm các vắcxin trong Tiêm chủng mở rộng. Thực hiện tiêm chủng thường xuyên hàng tuần tại các trạm y tế, mỗi tuần 1-2 ngày. 

Theo DUY ANH/itmedia.vn

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.