THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 12:00

Nguy cơ dịch chồng dịch nếu không chủ động phòng tránh

01/08/2022 | 14:47
Trong khi bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ cao xâm nhập vào nước ta, dịch COVID-19 gia tăng số ca mắc thì các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng cũng đang gia tăng tại một số vùng, miền.

Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm 1 - nhóm các quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ta rất lớn. Các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore đã ghi nhận ca bệnh này.

Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi do virus để kịp thời phát hiện các ổ dịch. Ảnh minh họa

Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi do virus để kịp thời phát hiện các ổ dịch. Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bộ Y tế, những ngày gần đây, số ca mắc mới COVID-19 ở nước ta liên tục gia tăng, trung bình tăng từ 100- 300 ca/ngày. Trong tháng 7/2022, có nhiều ngày liên tiếp, số ca mắc mới trên cả nước ghi nhận hơn 1.000 ca/ngày.

Bộ Y tế nhận định, các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa, đồng thời sẽ làm giảm miễn dịch theo thời gian và có thể khiến dịch bệnh bùng phát trở lại. 

Cũng trong thời gian này, dịch bệnh sốt xuất huyết đang ghi nhận số ca mắc tăng cao, nhất là tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

Dịch sốt xuất huyết từ 3-5 năm sẽ xuất hiện chu kỳ dịch, các nước Đông Nam Á như Singapore, Lào, Thái Lan… dịch sốt xuất huyết đang gia tăng. Việt Nam cũng ghi nhận số ca mắc cao.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 124.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và hàng chục ca tử vong, số ca mắc tăng gần 150% so với cùng kỳ năm 2021.

Một dịch bệnh truyền nhiễm khác cũng ghi nhận gia tăng ở nước ta là bệnh tay chân miệng. Các ca bệnh cũng phần lớn ghi nhận tại các tỉnh phía Nam.

Khu vực phía Bắc đang có nhiều ca mắc cúm. Trong đó, Quảng Ninh ghi nhận khoảng 1.200 ca cúm, Hà Nội ghi nhận khoảng 2.600 cúm. Tất cả các ca cúm này đều là cúm mùa, không có triệu chứng nặng. Mỗi năm nước ta ghi nhận từ 600.000 đến 1 triệu ca cúm mùa.

Theo ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nguy cơ dịch chồng dịch sẽ phụ thuộc vào "phương án tác chiến" của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của từng địa phương. Đa số các dịch bệnh trên do điều kiện thời tiết, khí hậu, vấn đề dịch tễ, vệ sinh, mô hình bệnh tật của từng địa phương... tức là nguy cơ dịch chồng dịch có thể xảy ra ở một số tỉnh, thành phố nếu địa phương đó không chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh vai trò của tiêm vaccine là vô cùng quan trọng. Trong đó, các nghiên cứu mới nhất trên thế giới cho thấy, hiệu quả của vaccine COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, khoảng 6 tháng sau khi tiêm. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã khuyến cáo tiêm mũi 3, 4 để phòng chống dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia đã ghi nhận các biến thể phụ của chủng Omicron.

Với bệnh cúm mùa, ngành Y tế khuyến cáo người dân bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Bệnh cúm cũng có thể chủ động phòng bệnh khi tiêm vaccine hàng năm.

Đối với bệnh sốt xuất huyết đang ghi nhận số ca mắc và tử vong cao so với cùng kỳ 2021, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố lập các tổ phòng chống dịch cộng đồng để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; chủ động dự phòng, bố trí đủ phương tiện, vật tư, kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết; xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định…

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thường xuyên đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng; che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định của cán bộ y tế; tăng cường chất dinh dưỡng, tập thể dục nâng cao thể trạng; tiêm chủng đầy đủ vaccine.

Các chuyên gia y tế cũng nhận định, để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ngành Y tế và các địa phương cần tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của việc tiêm vaccine; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thông qua kết hợp các phương pháp như: "2K" (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân... 

Hoài Phi
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

1 năm trước

Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2099/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Bộ Y tế: Khẩn trương phương án ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế: Khẩn trương phương án ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

1 năm trước

Việt Nam hiện chưa ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, Bộ Y...
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

1 năm trước

Ngày 23/7, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở hơn 70 quốc gia là “bất thường” và được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.