THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:29

Nguy cơ vô sinh ở nam giới do tinh hoàn ẩn!

06/03/2019 | 08:22
   

Đăng ký khám sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
 
Không ít đàn ông bị tinh hoàn lạc chỗ
 
Tại Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, những năm gần đây, các bác sĩ thường xuyên gặp, điều trị cho những nam giới không may bị tinh hoàn ẩn. Phần lớn các bệnh nhân nam đến khám được phát hiện bị tinh hoàn ẩn là do sau thời gian lấy vợ không có con, họ mới can đảm gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây hiếm muộn.
 
Người đàn ông 31 tuổi, là cử nhân Luật, trông điển trai. Anh lấy vợ ba năm nay, chưa có con. Anh thầm hiểu một phần nào nguyên nhân là do mình. Hồi mới lớn, anh nhận ra sự khác thường của bản thân, đó là chỉ có một tinh hoàn bên trái, nhưng nó rất nhỏ. Trước khi cưới vợ, mấy lần anh có ý định đi khám, nhưng không sao vượt qua được rào cản tâm lý. Cưới nhau, bà xã của anh không hay biết gì về chuyện thiếu tinh hoàn của chồng. Anh luôn sống kín đáo. Chỉ đến khi quyết tâm tìm cách chữa trị để có con, anh mới tiết lộ điều bí mật mà bản thân thấy luôn khổ sở bấy lâu. Khám cho nam giới này, các bác sĩ tại Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phát hiện một tinh hoàn nằm ẩn trong ổ bụng. Sinh tiết tinh hoàn này, thấy chức năng sinh tinh rất kém. Trong khi đó, làm tinh dịch đồ tinh hoàn bên trái của anh lại không có tinh trùng. Đây là lý do mà vợ chồng người đàn ông này chưa có con.

Nam giới khác tên Phương, 27 tuổi, là giáo viên môn thể dục. Cao lớn, khoẻ mạnh, anh không gặp một bất thường nào về sức khoẻ. Anh kể, ngay từ hồi mới lớn, khi đã có ít nhiều hiểu biết về giới tính, anh luôn mặc cảm về bộ phần sinh dục của mình, nó chỉ có một...tinh hoàn. Nhiều lần tự khám phá bản thân, anh vẫn không sao tìm được nơi “ẩn nấp” của tinh hoàn thứ hai. Câu hỏi tại sao chỉ có một tinh hoàn luôn dai dẳng trong Phương. Tới một hôm, tình cờ đọc được tài liệu, nói rõ nam giới bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ có thể dẫn đến vô sinh, anh không còn lý do để ngần ngại tìm đến bác sĩ. Các bác sĩ khi khám, phát hiện một tinh hoàn của Phương nằm ở ngay ống bẹn. Trả lại nó về đúng vị trí, trường hợp của Phương phải phẫu thuật. Và cũng chỉ tới lúc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng lên bàn mổ, anh mới dám nói chuyện này với người vợ của mình.

Bạn tránh chủ quan khi có dấu hiệu bất thường

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm đúng vị trí của nó trong bìu, có thể nằm trong ổ bụng, hay trên đường di chuyển (của tinh hoàn) từ bụng qua ống bẹn, xuống bìu, bất cứ vị trí nào. Tác hại của tinh hoàn ẩn, nếu không can thiệp điều trị kịp thời, càng để lâu nguy cơ vô sinh càng cao. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cũng cao. Mặt khác là những ảnh hưởng đến tâm lý, nam giới không thấy có tinh hoàn thường sống mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng, sợ bạn gái hay vợ biết về vấn đề này. Theo BS. Nguyễn Bá Hưng, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, thông thường là bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp mắc phải do bị chấn thương. Nhiều trường hợp nam giới bị tinh hoàn ẩn cả hai bên đã dẫn đến vô sinh, do nhiệt độ trong ổ bụng cao nên chúng không sản xuất tinh trùng được nữa. 

Với nam giới bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ bẩm sinh, thường thì bậc cha mẹ biết được từ bé. Song, do sự thiếu hiểu biết của một số ông bố, bà mẹ, coi đó là “bà mụ vắt nhầm”, hoặc tâm lý e ngại, sợ nhiều người biết nên không đưa con đi khám. Đây là lý do dẫn đến nhiều nam giới sắp cưới vợ, hoặc không có con mới vội vàng tìm đến bác sĩ nam khoa. Theo một nghiên cứu, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ chiếm khoảng 3% ở trẻ sơ sinh, nhưng vẫn mang đầy đủ tính cách đàn ông. Khi trẻ đầy một tuổi, tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 1%, và đến tuổi trưởng thành chỉ còn 0,8%. Như vậy, nếu bị bệnh này thì sau một tuổi tinh hoàn khó có thể tiếp tục đi xuống bìu. Chính vì vậy mà nên điều trị khi trẻ 12 tháng tuổi, lúc này tinh hoàn ít bị thương tổn.

Các chuyên gia Nam học khuyên rằng, bậc cha mẹ khi phát hiện con mình bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ cần đưa con đi khám ngay, để tìm hướng điều trị. Một bé trai nếu phát hiện sớm, trước 2 tuổi có thể dùng thuốc uống. Nhưng, nếu để sau 2 tuổi thì phải dùng tới biện pháp phẫu thuật mới trả tinh hoàn về đúng vị trí. Chưa kể nếu càng để lâu sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư tinh hoàn.

Hoàng Nam/GĐTE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.