THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 2024 07:27

Những điểm mới trong Luật Lao động Sửa đổi

27/11/2019 | 09:52
 
Điều mong đợi đã trở thành hiện thực
 
Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đã được đề cập tới nhiều trong thời gian gần đây. Các chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp đã cố gắng đưa vào luật những điều mới mẻ và mong được Quốc hội thông qua. Sáng ngày 20/11/2019, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), với tỉ lệ 90,06% số ĐBQH tham dự tán thành. Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 20/11/2019 gồm 17 chương, 220 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
 
Sau khi Bộ Luật Lao động (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua, các chuyên gia đã chỉ ra 10 điểm mới đối với người lao động và 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động. Chúng tôi xin công bố một cách tóm tắt để những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nắm vững.
 

Bộ luật Lao động sửa đổi có quy định về nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng… Ảnh minh họa KT
 
10 điểm mới đối với người lao động
 
1.Lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ Luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động về một số tiêu chuẩn lao động; 2. Quy định về nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; 3. Chế định về hợp đồng lao động quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động như: Quy định hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương...; 4. Quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động; bổ sung một ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động liền kề với Ngày Quốc khánh 2-9; bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương; 5. Quy định điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; 6. Quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động; 7. Quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên; 8. Về những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế như Bộ Luật Lao động hiện hành, nhằm vừa tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động. Bổ sung quy định trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới…;9. Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế; 10. Quy định linh hoạt hơn quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của Nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động.
 

Bộ luật Lao động sửa đổi cũng bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương…
Ảnh minh họa KT 

 Có 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động gồm:

1. Lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác; 2.Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài; 3.Về tiền lương, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, tiền lương được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; bổ sung quy định trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận; 4.Quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; 5.Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; 6.Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động linh hoạt hơn tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
 
Luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua những tới ngày 01/01/2021 mới có hiệu lực. Quãng thời gian hơn một năm là cần thiết để các chuyên gia nghiên cứu và soạn thảo những tài liệu hướng dẫn cụ thể để thi hành luật này. Những văn bản dưới luật như quyết định, nghị định, thông tư… cần được ban hành và được các cơ sở nghiên cứu thấu đáo để Luật Lao động (sửa đổi) đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Hi vọng rằng, bộ luật này sẽ đặt cơ sở cho người lao động và người sử dụng lao động phát huy được khả năng sáng tạo của mình, tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội.
 
 

Hồ Bất Khuất/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

7 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.