THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 08:16

Nói với con về tài chính trong giai đoạn khó khăn do Covid-19

01/10/2021 | 22:06
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến hàng triệu người đang phải chịu áp lực tài chính. Theo các chuyên gia, đây chính là thời điểm tốt để cha mẹ nói với con về tài chính, khuyến khích trẻ em tham gia lập ngân sách gia đình. Việc trẻ em được nói lên ý kiến của mình về vấn đề tài chính, được lắng nghe và tôn trọng ngay tại gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trò chuyện với con về tiền bạc

Dường như trong cuộc sống hiện đại, những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ với con cái ngày càng ít ỏi. Cộng thêm sự khác biệt giữa các thế hệ, môi trường và đời sống xã hội, nên rất khó để có một cuộc nói chuyện giữa hai bên đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, nhiều cha mẹ vẫn còn khá e dè trong công việc tiếp cận và trò chuyện với con về các vấn đề tài chính. Thế nhưng, đây thực sự là một trong những vấn đề quan trọng cần có sự hướng dẫn và thẳng thắn của bố mẹ.

Nếu như ở các nước phương Tây, người 18 tuổi là có thể tự chủ về tài chính, đi làm thêm hoặc vay bố mẹ, ngân hàng… để tự quyết định cuộc sống của mình, thì ở nước ta, tư tưởng "đứa con mãi bé bỏng" vẫn đang tồn tại trong các bậc cha mẹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tính tự lập, kiểm soát hành vi của trẻ mà còn tạo ra một tương lai không chắc chắn, mất phương hướng trong những năm tiếp theo. Quản lý tài chính còn ảnh hưởng đến lòng tin, óc suy đoán, các mối quan hệ và khả năng đưa ra quyết định của trẻ.

Chị Ngọc (phố Bắc Cầu, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, chị nhận thấy sự khác biệt rất lớn trong việc cha mẹ cho con tiếp xúc và tham gia vào vấn đề kinh tế của gia đình. Điển hình như ở nhà chị, ngay từ nhỏ, bố mẹ đã nói với chị về một số khó khăn của gia đình, chị cũng tham gia vào một số công việc làm thêm như bán hoa quả, cắt mận làm mứt… để có tiền tự mua sách vở, đồ dùng học tập. Trong khi đó em trai chị thì không tham gia gì cả. Có lẽ vì thế mà chị đã sớm biết cách chi tiêu, chịu khó làm việc, kiếm tiền,… còn em trai chị đến giờ vẫn loay hoay với cuộc sống và thích ăn chơi hơn thu vén gia đình.

Anh Trường ở phố Trần Bình (Hà Nội) cũng có chung trải nghiệm. Anh cho biết, nhà mình có hai cô con gái. Cô con cả thường xuyên trò chuyện với bố mẹ, biết được những khó khăn vất vả của bố mẹ nên sớm biết tiết kiệm, trước khi chi tiêu gì cũng nghĩ xem có thực sự thiết thực không. Cháu còn viết bài đăng báo, vẽ tranh để tự gây dựng “nguồn vốn” cho riêng mình. Ngược lại, cô con gái út (dù chỉ ít hơn chị 1 tuổi), có lẽ được cha mẹ chiều hơn nên thích gì đòi nấy, tiêu pha phung phí và không hề có ý định tiết kiệm tiền.

Làm đồ handmade, vẽ túi… là một trong những cách giúp trẻ vừa thỏa ước mơ sáng tạo, vừa có thể “kiếm tiền” để mua đồ dùng học tập. Ảnh M. Anh

Làm đồ handmade, vẽ túi… là một trong những cách giúp trẻ vừa thỏa ước mơ sáng tạo, vừa có thể “kiếm tiền” để mua đồ dùng học tập. Ảnh M. Anh

Khuyến khích trẻ tham gia lập ngân sách gia đình

Quản lý tiền bạc là một đề tài không mới, nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống tương lai và xây dựng tính tự lập, tính toán của trẻ. Vậy, phải làm sao để truyền đạt những kinh nghiệm này hoặc tập cho trẻ có cái nhìn về tiền bạc đúng đắn, nhất là trong thời đại dịch Covid-19?

Theo các chuyên gia của UNICEF, việc lập ngân sách gia đình rất quan trọng, là cách chúng ta quyết định chi tiêu tiền bạc vào những việc gì, ngay cả trong những lúc khó khăn. Cùng nhau lập ngân sách giúp trẻ hiểu rằng tất cả chúng ta cần đưa ra quyết định khó khăn trong những thời điểm khó khăn. Việc lập ngân sách cũng giúp các gia đình còn đủ tiền vào cuối tháng và ít phải vay mượn.

Để lập ngân sách gia đình, cha mẹ và con cần có thời gian ngồi lại với nhau và bàn thảo:

Chúng ta sẽ chi tiêu vào việc gì?

Lấy một tờ giấy (hoặc tờ báo cũ hoặc hộp bìa các-tông) và một cái bút;

-  Vẽ những bức tranh về những thứ mà bạn và gia đình bạn chi tiêu mỗi tháng;

-  Viết giá tiền bên cạnh mỗi bức tranh;

-  Bổ sung số tiền bạn chi tiêu mỗi tháng.

Bàn về nhu cầu và mong muốn

-  Nhu cầu là những thứ quan trọng hoặc cần phải có để gia đình bạn tiếp tục cuộc sống (như: thực phẩm, xà phòng để rửa tay, nhu cầu cho những thành viên trong gia đình bị bệnh hoặc bị khuyết tật);

-  Mong muốn: Những thứ có thì tốt nhưng không thực sự cần thiết;

- Bàn với các con những thứ bạn có thể cố gắng chi tiêu ít hơn cho gia đình.

Lập ngân sách cho bản thân

-  Tìm một túi đựng sỏi hoặc bất cứ thứ gì có nhiều hạt nhỏ. Đây là số tiền của bạn dành cho tháng này.

- Là thành viên của gia đình, bạn hãy quyết định chi tiêu vào những việc gì và đặt những viên sỏi lên hình vẽ của bạn.

-  Nếu bạn có thể tiết kiệm một khoản thậm chí rất nhỏ cho tương lai hoặc cho một trường hợp khẩn cấp khác - điều đó thật tuyệt vời.

Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có thể

-  Chính phủ có thể trợ cấp tiền hoặc thực phẩm cho các gia đình trong dịch Covid-19;

-  Hãy hỏi xem nơi bạn ở có hỗ trợ người dân không; Khuyến khích trẻ em và trẻ lứa tuổi "teen" tham gia lập ngân sách gia đình là việc rất nên làm. Douglas Koba, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ở Mỹ chia sẻ rằng, nói về các vấn đề tài chính với con càng bắt đầu sớm càng tốt. Điều này không chỉ thúc đẩy quyền tham gia của trẻ trong gia đình mà còn giúp con hiểu được giá trị của đồng tiền kiếm được, giúp cho cuộc sống của chúng về sau dễ dàng hơn rất nhiều.

Mai Anh
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Quy định pháp luật và thủ tục nhận trẻ mồ côi làm con nuôi như nào?

Quy định pháp luật và thủ tục nhận trẻ mồ côi làm con nuôi như nào?

2 năm trước

Hỏi: Tôi muốn nhận nuôi trẻ mồ côi cha mẹ, xin hỏi quy định và thủ tục nhận con nuôi trong trường hợp này như thế nào?
Hà Nội đứng top đầu về đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Hà Nội đứng top đầu về đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

2 năm trước

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa có Báo cáo số 140-BC/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TƯ ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị “về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5...
Bí kíp tự học tiếng Anh của 'Chàng trai vàng' Olympia

Bí kíp tự học tiếng Anh của "Chàng trai vàng" Olympia

2 năm trước

Tự đúc kết ra phương pháp học phù hợp với mình, em Nguyễn Thiện Hải An đã chinh phục được môn tiếng Anh, đạt SAT I 1530/1600 và SAT II 800/800 3 môn Toán Level 2, Lý và Hóa.