THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 11:14

Phòng tránh say nắng, say nóng ở trẻ em

29/05/2023 | 11:30
Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, rất dễ bị say nắng, say nóng. Khi trẻ bị say nắng, say nóng dẫn tới nhịp tim tăng, khó thở, co giật, hôn mê,… thậm chí có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Trời nắng nóng nhiều trẻ em phải nhập viện do say nắng. Ảnh minh họa

Trời nắng nóng nhiều trẻ em phải nhập viện do say nắng. Ảnh minh họa

Nhiều bệnh nhi nhập viện do thời tiết nắng nóng

Nắng nóng gay gắt, bên cạnh các bệnh lý thường gặp như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, da,… trẻ em cũng rất dễ bị say nắng, say nóng. Thông tin từ các bệnh viện trên cả nước những ngày vừa qua cho thấy, thời tiết nắng nóng đã khiến lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong tháng 5/2023, Bệnh viện gần như quá tải vì số lượng người nhà đưa trẻ đến khám bệnh quá đông. Đặc biệt, nhiều trẻ em bị say nắng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao khiến nhiều trẻ bị sốc nhiệt dẫn đến ốm nặng và ngất xỉu.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ say nắng, gây ra nhiều nguy hiểm. Vì khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ cho cơ thể như: giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên khả năng này ở mỗi người sẽ có một ngưỡng đáp ứng khác nhau. Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, sẽ dẫn đến bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi, gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng say nắng, say nóng. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao trên 40 độ C, buồn nôn và nôn; da nóng, khô, đỏ; tăng nhịp tim, khó thở; có thể bị ảo giác như nói lắp, không kiểm soát được hành vi, co giật hoặc hôn mê; đau, nhức nhói đầu, thậm chí có thể gây tử vong.

Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng gây ra các vấn đề sức khỏe nhưng cũng không hoàn toàn là yếu tố quyết định duy nhất, mà còn do ảnh hưởng đồng thời của môi trường kín khí gây khó thở; cơ thể thiếu nước, mặc quần áo quá chật... Ví dụ, trời nóng 36 độ C nhưng con người đứng trong bóng râm, thoáng khí ít có nguy cơ say nắng, say nóng hơn khi họ ở ngoài trời vận động thể lực mạnh dưới cái nóng 32 độ C hoặc bị quần áo che kín (nhất là với trẻ nhũ nhi). Một đứa trẻ ở trong xe hơi đóng kín cửa sẽ dễ bị say nóng do thiếu oxy và bị ánh nắng ở ngoài chiếu thẳng vào dù nhiệt độ môi trường lúc đó chỉ 25 độ C.

Cần bổ sung nước cho trẻ càng sớm càng tốt khi phát hiện trẻ say nắng.

Cần bổ sung nước cho trẻ càng sớm càng tốt khi phát hiện trẻ say nắng.

Xử trí thế nào khi trẻ em bị say nắng, say nóng?

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí kịp thời bằng các biện pháp sau:

- Gọi bác sĩ hoặc xe cấp cứu ngay.

- Làm mát cho trẻ càng nhanh càng tốt bằng cách bế trẻ đến chỗ mát, thoáng khí. Lau mát cho trẻ bằng nước mát và quạt.

- Nếu bé hôn mê, gọi hỗ trợ và hồi sức tim phổi ngay. Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

- Liên tục theo dõi thân nhiệt tim phổi của bé trong khi đợi bác sĩ và xe cấp cứu.

Lưu ý: trong các trường hợp say nắng, say nóng uống hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol cũng không làm trẻ hạ sốt.

Ngoài ra, mệt lả do nóng cũng là tình trạng nhiều trẻ gặp phải trong mùa hè khi nhiệt độ tăng cao và hoạt động, tập luyện thể lực nhiều giờ dưới trời nóng bức. Vì vậy, cha mẹ cũng cần chú ý, khi trẻ có các triệu chứng: da lạnh, nhợt nhạt; ra mồ hôi; hoa mắt; ngất; yếu mệt cần sơ cứu ngay bằng cách: Gọi bác sĩ ngay; Đặt trẻ nằm ở nơi mát, thoáng khí; Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ thấy tỉnh táo hơn. Sau khi cho trẻ uống 2 - 3 ly nước, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của trẻ và điều trị bù nước phù hợp. Lưu ý: Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường đến cơ sở y tế.

Cách phòng tránh say nắng, say nóng cho trẻ trong mùa hè

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng sẽ xảy ra. Hiện nay, nắng nóng gay gắt đã xuất hiện tại nhiều địa phương trong cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em. Để phòng tránh tình trạng trẻ bị say nắng, say nóng trong mùa hè, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thực hiện những cách sau:

- Trong những ngày nắng nóng, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

- Không nên cho trẻ vận động ở cường độ cao và liên tục quá 2 giờ đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện, vận động và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.

- Cho trẻ dưới 6 tháng bú mẹ nhiều lần hơn (người mẹ cũng phải uống nước nhiều hơn). Trẻ từ 6 tháng trở lên có thể cho uống thêm nước đun sôi để nguội sao cho trẻ đi tiểu ít nhất từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ nhắc nhở con uống nước thường xuyên, tránh để trẻ bị mất nước.

- Không thay đổi đột ngột môi trường của trẻ: Nếu trẻ vừa đi ngoài về tránh cho vào phòng điều hòa ngay. Không nên để trẻ chạy nhảy, ra vào giữa phòng điều hòa và không gian nóng bức bên ngoài.

- Trang bị đầy đủ mũ rộng vành, quần áo, kính mắt, khẩu trang hoặc che chắn cẩn thận cho trẻ trước khi đi ra ngoài trời nắng.

- Nếu cho trẻ đi ô tô, tuyệt đối không để trẻ một mình trên xe. Khi đỗ xe, cần chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào xe gây tăng nhiệt độ.

- Tắm cho trẻ bằng nước mát khi nhiệt độ ngoài trời cao, nắng nóng gay gắt. Việc này sẽ giúp điều hòa thân nhiệt của các bé.

- Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng và các loại vitamin đầy đủ cho trẻ để tăng sức đề kháng và sức khỏe.

- Đối với trẻ lớn, cha mẹ nên động viên con tập luyện thể thao thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, khi tập thể thao trẻ cần chọn môn phù hợp và tránh tập ngoài trời ở những khung giờ nắng nóng gay gắt.

Hồng Trần
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Hơn 60.000 suất quà được Bệnh viện Nhi Trung ương trao tặng trong dịp Tết thiếu nhi

Hơn 60.000 suất quà được Bệnh viện Nhi Trung ương trao tặng trong dịp Tết thiếu nhi

11 tháng trước

Ngày 28/5, tại chương trình "Ngày hội của bé", Bệnh viện Nhi Trung ương đã cùng các nhà tài trợ trao hơn 60.000 suất quà cho các bệnh nhi đang nằm điều trị.
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

11 tháng trước

Sáng 25/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Hải, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm...
Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường quản lý và giám sát,  phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường quản lý và giám sát, phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em

11 tháng trước

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành văn bản số 5881/UBND-VP về việc bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Cần làm gì để trẻ có chuyến du lịch an toàn?

Cần làm gì để trẻ có chuyến du lịch an toàn?

11 tháng trước

Mùa hè đang đến thật gần, đây chính là thời điểm các gia đình có những chuyến du lịch khám phá đầy thú vị. Để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn thì cha mẹ cần chuẩn bị và...