THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 01:17

Quảng Ngãi tăng cường bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ

25/11/2021 | 06:59
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có 314.903 trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi (chiếm gần 25,5% tổng dân số). Trong đó, trẻ em dưới 6 tuổi là 139.406 em (chiếm 11,29% tổng dân số); trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc 12.292 em; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt 20.542 em.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ trẻ em luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi quan tâm ở cả 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền trẻ em, thúc đẩy trẻ em thực hiện quyền tham gia; các vấn đề của trẻ em được quan tâm nhiều hơn từ phía gia đình, cộng đồng và xã hội.

Ở cấp độ phòng ngừa: Ngành LĐ-TB&XH Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em, giảm nghèo và bất bình đẳng trong xã hội, tăng cường tiếp cận y tế, giáo dục, vui chơi giải trí và bảo vệ trẻ em được thực hiện thông qua các chương trình, dự án riêng hoặc được lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành. Các hoạt động như: Tháng hành động vì trẻ em, Tết trung thu; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em được duy trì hàng năm, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ trẻ em. Sở LĐ-TB&XH cũng chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội triển khai thực hiện mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và mô hình kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tháng hành động vì trẻ em được duy trì hàng năm, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ trẻ em

Tháng hành động vì trẻ em được duy trì hàng năm, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ trẻ em

Ở cấp độ hỗ trợ: Các cấp luôn quan tâm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những gia đình nghèo được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội như: vay vốn tăng gia sản xuất, hỗ trợ cây, con để nuôi trồng ... nhằm cải thiện điều kiện sống của trẻ em. Các xã, thị trấn đều tiến hành thực hiện can thiệp và hỗ trợ kịp thời những trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết một số Điều của Luật trẻ em. Các trường học tăng cường tổ chức ngoại khóa về: phòng ngừa tai nạn thương tích, an toàn khi tham gia giao thông, sức khỏe sinh sản, phòng chống các tệ nạn xã hội...

Bên cạnh đó, công tác trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi và hòa nhập cộng đồng được thực hiện thông qua các chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trợ giúp cho các hộ gia đình nghèo và trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác. Các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đa dạng và phù hợp hơn với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Vì vậy, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc ngày càng tăng lên theo từng năm (năm 2021, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc). Hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị xâm hại tình dục đã nhận được sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước và xã hội thông qua các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp tiếp cận y tế, giáo dục, học nghề, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, trợ giúp cai nghiện ma túy tại cộng đồng, chăm sóc thay thế bởi các gia đình hoặc nuôi dưỡng ở các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, ngoài công lập. Số trẻ em được hưởng chính sách trợ cấp bảo trợ xã hội đã tăng lên. Tỷ lệ trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích, đuối nước giảm. Việc bảo đảm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em được duy trì ở mức khá cao. Tỷ lệ đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định đạt bình quân 99% giai đoạn 2016-2020 (tăng so với giai đoạn trước là 0,2%); 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí khi gia đình trẻ em có nhu cầu trợ giúp làm các hồ sơ thủ tục: đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế, kê khai sổ hộ nghèo, sổ trợ cấp xã hội hàng tháng... Đường dây nóng Tư vấn và hỗ trợ trẻ em miễn phí của tỉnh (0255.3712.567) được triển khai từ năm 2015, mỗi năm tiếp nhận khoảng hơn 300 lượt cuộc gọi của trẻ em, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thầy cô giáo. Ngoài chức năng giải đáp, cung cấp thông tin, chính sách, dịch vụ công này còn thực hiện các ca tư vấn, trị liệu về tâm lý xã hội, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, giáo dục kỹ năng sống. Các trường hợp trẻ em bị xâm phạm quyền, bị tổn hại được can thiệp, giới thiệu kết nối các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc kịp thời, giúp các em thoát khỏi nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc tiếp tục bị tổn hại.

Quảng Ngãi cũng không ngừng đa dạng hóa các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quảng Ngãi cũng không ngừng đa dạng hóa các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Ở cấp độ can thiệp: Sở Y tế đã chỉ đạo trạm y tế xã, y tế thôn bản khi nhận được thông tin trẻ em bị xâm hại, cần triển khai ngay việc chăm sóc về y tế, hỗ trợ tinh thần, vật chất cho trẻ. Các cấp cơ sở khi nhận thông tin trẻ em bị xâm hại, đã triển khai hỗ trợ trẻ kịp thời theo trình tự luật định. Công an tỉnh chỉ đạo công an các cấp luôn nắm bắt tình hình, chủ động triển khai các phương pháp tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, khi nhận thông tin trẻ bị xâm hại, bạo lực kịp thời vào cuộc điều tra làm rõ đối tượng xâm hại để xử lý theo pháp luật, khi cần thiết huy động các ngành vào cuộc cách ly trẻ khỏi môi trường bị đe dọa. Cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH các xã, phường, thị trấn, cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em ở các thôn, tổ luôn theo dõi tình hình, nắm bắt thông tin về trẻ em trên địa bàn, tổ chức thăm hỏi động viên gia đình và trẻ em, phối hợp với y tế chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ kinh phí và tư vấn pháp lý cho gia đình, nhằm để trẻ ổn định cuộc sống, tinh thần và đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện theo luật định.

Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thiên tai thường xuyên xảy ra; khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc còn cao nên công tác bảo vệ trẻ em cũng còn gặp khó khăn. Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung, qua đó cũng tác động đến công tác bảo vệ trẻ em nói riêng; nhiều hoạt động về công tác này không được triển khai theo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra. Thêm vào đó, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em và trẻ em bị tai nạn, thương tích tuy đã giảm nhưng chưa bền vững. Đội ngũ công chức làm công tác trẻ em tại địa phương còn thiếu và kiêm nhiệm, thường xuyên luân chuyển. Một số ít cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã chưa thực sự sâu xát với công việc, chỉ đạo chưa quyết liệt nên hiệu quả một số công việc chưa cao. Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở còn khó khăn, việc quy hoạch và đầu tư các điểm vui chơi giải trí chưa được quan tâm đúng mức; công tác bồi dưỡng, giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em còn hạn chế.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, trong năm 2022, Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi đặt chỉ tiêu phấn đấu duy trì 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc bằng các hình thức khác nhau; giảm cơ bản trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm; giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống 17/100.000 trẻ em.

Để đạt được các chỉ tiêu này, Quảng Ngãi sẽ tạo môi trường thuận lợi để thực hiện toàn diện quyền trẻ em; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo sự chuyển biến tích cực về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đồng thời mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em; lồng ghép, đưa các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành, cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu và gắn với nguồn lực nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tỉnh cũng sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, các ban, ngành đoàn thể, nhà trường và gia đình trong việc bảo vệ trẻ em, phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, đuối nước, tai nạn giao thông đường bộ. Xây dựng môi trường sống an toàn tại gia đình, trường học và cộng đồng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

THÙY HƯƠNG
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Nghệ An: Tập trung các nguồn lực để phòng chống dịch cho trẻ em đến trường

Nghệ An: Tập trung các nguồn lực để phòng chống dịch cho trẻ em đến trường

2 năm trước

Đến thời điểm hiện tại, học sinh các lớp 9, 10, 11, 12 trên địa bàn TP. Vinh (Nghệ An) đã đến trường học trực tiếp, còn học sinh ở các huyện đã đi học bình thường. Hiện nay, lác...
“Vì một Việt Nam tất thắng”: Lắng nghe và thấu hiểu trẻ em thiệt thòi

“Vì một Việt Nam tất thắng”: Lắng nghe và thấu hiểu trẻ em thiệt thòi

2 năm trước

“Vì một Việt Nam tất thắng” là cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học dành cho trẻ em từng mắc hoặc đang điều trị ung thư, bệnh hiểm nghèo, chất độc da cam, tàn tật, tự kỷ, mồ côi....
Nghệ An: Tăng cường kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em

Nghệ An: Tăng cường kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em

2 năm trước

Nhằm kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, mới đây, tỉnh Nghệ An có...
Đắk Lắk đề ra nhiệm vụ và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật

Đắk Lắk đề ra nhiệm vụ và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật

2 năm trước

Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em lao động trái pháp luật còn tồn tại những hạn chế nhất định....
Tình hình sau 10 năm triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

Tình hình sau 10 năm triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Đảm bảo cho trẻ em có một môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện là mục tiêu chung của mô hình xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Chương trình xây dựng xã,...