THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 12:57

Sức khoẻ tinh thần tốt giúp học sinh hứng thú học tập, sống tích cực và an toàn

29/11/2021 | 11:28
Theo TS. Phạm Văn Tư - Phó trưởng Khoa Công tác xã hội (Trường ĐHSP Hà Nội), sức khỏe tinh thần đóng vai trò then chốt trong sức khỏe toàn diện của con người nói chung, học sinh nói riêng. Sức khỏe tinh thần không ổn định tác động đến khả năng đưa ra quyết định, nắm bắt cơ hội và làm tốt trách nhiệm của cá nhân học sinh đối với bố mẹ, thầy, cô, bạn bè và các quan hệ xã hội khác.
Để chăm sóc tinh thần cho học sinh hiệu quả, giúp các em cải thiện đời sống tâm lý, tình cảm rất cần sự chỉ đạo thống nhất của ngành GD&ĐT, sự chủ động, sáng tạo trong việc triển khai mô hình phòng tham vấn học đường.

Để chăm sóc tinh thần cho học sinh hiệu quả, giúp các em cải thiện đời sống tâm lý, tình cảm rất cần sự chỉ đạo thống nhất của ngành GD&ĐT, sự chủ động, sáng tạo trong việc triển khai mô hình phòng tham vấn học đường.

Học sinh có sức khỏe tinh thần tốt chắc chắn sẽ luôn nhìn thấy những khía cạnh tích cực trong mọi vấn đề. Cuộc sống nhờ vậy sẽ bình lặng hơn và dù có gặp khó khăn hay trắc trở cũng có thể mạnh mẽ đối diện và vượt qua. Biểu hiện của học sinh có sức khoẻ tinh thần tốt như: ăn ngon miệng, ngủ yên giấc, sống chan hòa với mọi người và luôn tự tin với chính bản thân mình.

Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã khẳng định, sức khoẻ tinh thần tốt giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn, xác định tốt hơn mục tiêu và kế hoạch học tập, cải thiện kết quả học tập và cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến trường.

Sức khoẻ tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành giá trị an toàn cho học sinh. Đây là một trong 3 giá trị: yêu thương, an toàn và tôn trọng trong xây dựng trường học hạnh phúc.

Ngoài ra, sức khoẻ tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống của học sinh. TS. Phạm Văn Tư cho biết, bằng chứng từ những ca tham vấn tại 4 trường THCS thuộc dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành phòng tham vấn học đường” - Speakout 2 cho thấy: những học sinh có vấn đề về sức khoẻ tinh thần thường gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ tích cực với cha mẹ, người thân trong gia đình, mối quan hệ với thầy, cô giáo và với bạn bè. Khi các em có vấn đề về sức khoẻ tinh thần các em rất dễ tìm đến việc kết bạn ảo trên mạng và trong một số trường hợp đã gây ra hậu quả rất tiêu cực.

“Trong quá trình giám sát và thực hiện các ca tham vấn tâm lý, chúng tôi đã gặp không ít trường hợp các em gặp khó khăn về tâm lý trong học tập như: mất hứng thú học tập, không tập trung chú ý trong học tập, căng thẳng, mâu thuẫn trong mối quan hệ với bố mẹ khi ở nhà mùa dịch...”, TS. Phạm Văn Tư nói.

Theo Bác sĩ Trần Thị Sáu - Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương), bệnh nhân đến ở bệnh viện khám ở mọi lứa tuổi nhưng nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số các em đều chung một nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh và việc phải ở nhà lâu ngày. Trong đó, có trường hợp bị rối loạn lo âu, trầm cảm khá nặng, đến mức tự hành hạ cơ thể mình. “Một nữ sinh năm nay lên lớp 12 ở Hà Nội đến khám vì có hành vi gây tổn thương trên cơ thể. Cụ thể, nữ sinh này dùng dao cắt tay chảy máu, đáng nói là hành vi này lặp đi lặp lại chứ không phải là lần đầu tiên”.

TS. Phạm Văn Tư - Phó trưởng Khoa Công tác xã hội (Trường ĐHSP Hà Nội) tại một Hội thảo bàn về sức khỏe tinh thần cho học sinh.

TS. Phạm Văn Tư - Phó trưởng Khoa Công tác xã hội (Trường ĐHSP Hà Nội) tại một Hội thảo bàn về sức khỏe tinh thần cho học sinh.

Để chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, TS. Phạm Văn Tư lưu ý:

Từ năm 2019 đến nay, tổ chức Good Neighbors International (GNI) đã hỗ trợ thiết lập và duy trì vận hành thành công mô hình phòng tham vấn 3C (Chuyên môn - Chuyên nghiệp - Chuyên trách) với 4 phòng tham vấn học đường tại các trường THCS đã thu hút hơn 4.000 lượt tham vấn và hàng ngàn lượt học sinh tham gia các chương trình phòng ngừa.

Khi học sinh gặp phải vấn đề về sức khỏe tinh thần ở trường học, giáo viên nên giúp đỡ các em bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí (lo lắng, stress, trầm cảm…). Các thầy cô giáo không nên đưa ra những yêu cầu quá mức, có tính đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thể chất, giúp các em học sinh giải tỏa nhiều ức chế, căng thẳng trong cuộc sống, giúp các em có kỹ năng sống để hoạt động tốt hơn và xây dựng được cuộc sống tốt hơn cho chính mình và xã hội. Đây là một trong những hành động vô cùng thiết thực nhằm xây dựng văn hóa học đường trong thời đại mới.

Đối với gia đình, một trong những cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh đem lại hiệu quả cao đó là các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm, lắng nghe con cái của mình hơn. Hãy tìm cách để sắp xếp công việc và tham gia các hoạt động vui chơi dù là đơn giản cùng với con. Từ đó, các em sẽ giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thay vì quát mắng các em mỗi khi mắc lỗi, phụ huynh nên hỏi về nguyên nhân của lỗi ấy và dành chút thời gian để lắng nghe những tâm sự của con. Cha mẹ cũng cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia sẻ với con, thường xuyên theo dõi mọi sự thay đổi của con.

Mỗi trường hoặc cụm trường nên thành lập phòng tham vấn 3C: chuyên môn, chuyên nghiệp và chuyên trách trong đó có ít nhất 01 người được đào tạo chuyên ngành về tâm lý học đường, công tác xã hội hoặc tâm lý lâm sàng. Để khi học sinh gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần các em cần có địa chỉ tin cậy đê tìm đến gặp gỡ chuyên gia, từ đó giúp các em có thể giải quyết có hiệu quả khó khăn tâm lý gặp phải trong học tập và cuộc sống, giúp các em giải quyết vấn đề tâm lý có hiệu quả, qua dó giúp các em học tập tốt và phát triển bản thân trong giia đoạn hiện nay và trong tương lai.

Thực tế cho thấy, sức khoẻ tinh thần có vai trò rất quan trọng trong giáo dục và hỗ trợ học sinh phát triển nhưng việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh ở các trường học vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để chăm sóc tinh thần cho học sinh có hiệu quả giúp các em cải thiện đời sống tâm lý, tình cảm rất cần phải có sự chỉ đạo thống nhất của ngành GD&ĐT, sự chủ động, sáng tạo trong việc triển khai mô hình phòng tham vấn học đường. Có như thế mới tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh có địa chỉ tin cậy để các em tìm đến khi có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Từ đó giúp các em cải thiện việc học tập, các mối quan hệ và cuộc sống và phát triển toàn diện.

Bài và ảnh: Vân Nhi
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Văn hóa học đường – hướng tới ngôi trường hạnh phúc

Văn hóa học đường – hướng tới ngôi trường hạnh phúc

2 năm trước

Mới đây, tại Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh...
“Điều ước cho em” đến với tỉnh Tuyên Quang

“Điều ước cho em” đến với tỉnh Tuyên Quang

2 năm trước

Ngày 27/11, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các doanh nghiệp tài trợ đã tới tỉnh Tuyên Quang thực hiện chương trình “Điều ước cho...
Phú Yên: Kết nối hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng cho trẻ em và các đối tượng gặp khó khăn

Phú Yên: Kết nối hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng cho trẻ em và các đối tượng gặp khó khăn

2 năm trước

Theo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Phú Yên, trong 9 tháng đầu năm 2021, Trung tâm đã phối hợp cùng với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động kết nối, tư vấn, thiện nguyện cho...