CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2024 04:01

Tắc động mạch vành nặng ở người trẻ

10/04/2019 | 14:10

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vừa phẫu thuật thành công trường hợp tắc động mạch vành nặng cho nam bệnh nhân N.V.Đ ( 33 tuổi) ngụ ở Tiền Giang. Anh N.V.Đ nhập viện trong tình trạng đau ngực khi gắng sức. Sau khi kiểm tra, tiến hành chụp DSA mạch vành, bác sĩ phát hiện 3 nhánh mạch vành của bệnh nhân bị tổn thương, trong đó, 2 nhánh đã bị tắc hoàn toàn và một nhánh bị hẹp rất nặng.

Ê kíp mổ lập tức thảo luận phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, không chỉ nhanh mà chiến thuật đưa ra cũng phải chính xác. Các bác sĩ lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật bắc cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch vành cho bệnh nhân để tái thông dòng chảy. Sau 4 giờ can thiệp, bệnh nhân đã được cứu sống và hiện đã hồi phục.
 
Bác sĩ CK II Cao Minh Thông - Khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, người trực tiếp điều trị anh Đ. cho biết: "Bệnh nhân nhập viện với tình trạng nhồi máu cơ tim tổn thương cả 3 nhánh động mạch vành. Trong đó 2 nhánh lớn nhất bị tắc hoàn toàn, nhánh còn lại hẹp rất nặng. Ê – kíp bác sĩ lựa chọn phẫu thuật bắc cầu mạch vành cho bệnh nhân. Nếu đặt stent thì sẽ rất khó ( do tắc hoàn toàn 2 nhánh), nguy cơ tử vong và tái hẹp sẽ cao, trong khi bệnh nhân còn rất trẻ, hy vọng sống còn dài”. 
 
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện
 
Cũng theo các bác sĩ, trong suốt quá trình tiến hành can thiệp các bác sĩ phải kiểm soát tốt các chỉ số sinh tồn (huyết áp, nhịp tim...) của bệnh nhân. Chỉ cần 1 sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Nếu anh Đ. không vào viện kịp thời thì khả năng đột tử là rất cao bởi tình trạng tổn thương mạch vành của anh khi nhập viện là rất nặng.
 
Trao đổi với bệnh nhân, anh Đ. cho biết, anh hút thuốc lá nhiều, khoảng 2-3 gói/ngày. Trước đó, anh hay bị tức ngực, khó thở, vào viện khám thì được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ do hẹp 2 nhánh mạch vành, nhưng chưa có thời gian nhập viện điều trị. Ngày 17/03/2019 vừa qua, anh thấy mệt nhiều, tức ngực khó thở nên nhập viện cấp cứu.  
Theo BS. Thông, hiện nay, tỷ lệ người hẹp động vành tăng cao. Nếu như trước kia, bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, thì nay khá nhiều trường hợp mắc phải trước 60 tuổi, và đang có xu hướng trẻ hóa. Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý tim mạch, cần đến các cơ sở y tế để tầm soát sớm. Đặc biệt, khi đã phát hiện các bệnh lý về tim mạch cần phải can thiệp sớm, đừng trì hoãn điều trị vì có thể diễn tiến gây nguy hiểm tính mạng.

Can Khương/ GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

6 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.