THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 07:14

Tăng cường công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng

29/08/2019 | 16:57


Trẻ khuyết tật ngày càng được tạo điều kiện để học tập, hòa nhập cộng đồng
 
Trong công tác xây dựng văn bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu đề xuất đưa vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi một số nội dung liên quan đến giáo dục NKT. Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ học thứ 7 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Cùng với đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ đã xây dựng, đưa lên mạng internet xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân đối với Dự thảo Thông tư ban hành Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu và chữ nổi Braille cho NKT. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025. Góp ý với Bộ Lao động - TBXH để ban hành Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Chỉ đạo các sở Giáo dục và Đào tạo thống kê, báo cáo tổng kết công tác giáo dục học sinh khuyết tật năm học 2018-2019.
 
Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở hỗ trợ giáo dục NKT như chuẩn bị các điều kiện thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm giáo dục đặc biệt quốc gia; thúc đẩy thành lập và hoạt động hiệu quả các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục tại các địa phương; chỉ đạo nghiên cứu để quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt giai đoạn 2021-2030. Xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục học sinh khuyết tật. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ đã chỉ đạo xây dựng Hệ thống ngôn ngữ kí hiệu và Hệ thống chữ nổi Braille cho NKT, tài liệu Hướng dẫn giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cấp mầm non, tài liệu Hướng dẫn đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học, tài liệu Hướng dẫn Bộ công cụ ASQ- 3 trong các cơ sở giáo dục mầm non, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT. Nghiên cứu thống nhất thuật ngữ và phương pháp nhận diện NKT trong giáo dục theo chuẩn quốc tế. Phát triển chương trình giáo dục học sinh khuyết tật trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông mới đáp ứng yêu cầu và khả năng học hòa nhập.
 
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục học sinh khuyết tật như: Tổ chức tập huấn cho 350 cán bộ quản lý và 1.600 giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cốt cán cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố về quản lý và kĩ năng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tập huấn nâng cao năng lực về phát hiện sớm, can thiệp sớm và hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập. Sau tập huấn, các tỉnh, thành phố đều triển khai tập huấn đến các giáo viên, cán bộ quản lý tham gia giáo dục trẻ khuyết tật ở các cơ sở giáo dục. Tổ chức hội nghị định hướng phát triển Trung tâm Giáo dục đặc biệt quốc gia với sự tham gia của các đại diện từ các bộ, ngành, tổ chức của và vì NKT, các tổ chức NGO quan tâm đến giáo dục đặc biệt. Tổ chức Bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt cho 500 giáo viên tại các trường đại học và các địa phương. Phối hợp với Hội người mù Việt Nam mở các lớp xóa mù chữ, phục hồi chức năng, học tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, học nghề... giúp đỡ trẻ em mù ở lứa tuổi học đường và tạo điều kiện tốt nhất để các em được tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục. Phối hợp với các bộ, ngành và mạng lưới cha mẹ tự kỷ Việt Nam tổ chức thành công Ngày hội thể thao cho trẻ tự kỷ Việt Nam tại Nam Định.
 
Năm học 2018-2019, Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Ninh Thuận, Ninh Bình, Kiên Giang, Điện Biên... Nhìn chung, các địa phương đã thực hiện tốt một số nội dung hoạt động của công tác giáo dục trẻ khuyết tật như: Lãnh đạo tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tào quan tâm đầu tư và chỉ đạo sát sao công tác giáo dục trẻ khuyết tật; vận dụng đúng và linh hoạt các chính sách giáo dục đối với NKT. Đặc biệt một số đơn vị tích cực thực hiện các văn bản đảm bảo chính sách cho NKT như: Ninh Bình đã tiến hành chi trả phụ cấp ưu đãu cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập, Điện Biên đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh.
 
Mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành hệ thống văn bản đối với NKT khá đầy đủ, tuy nhiên trong thực tế triển khai ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn như: Hiện nay, các địa phương đều đã triển khai thực hiện Thông tư 42 quy định chính sách về giáo dục đối với NKT, đặc biệt là việc chi trả học bổng, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Song việc thực hiện gặp nhiều khó khăn do rất nhiều học sinh khuyết tật hiện nay chưa có Giấy chứng nhận khuyết tật dẫn đến bản thân học sinh đó không được nhận các chế độ chính sách về bảo trợ xã hội và chính sách hỗ trợ giáo dục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do gia đình không muốn xã hội biết con mình khuyết tật nên không đưa con đi xác nhận khuyết tật; địa phương nào UBND xã, phường quan tâm thì tổ chức cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhanh, đầy đủ, còn ở địa phương nào chính quyền không quan tâm thì trì hoãn, không thực hiện đầy đủ việc cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Thêm vào đó, tình hình thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tham gia giáo dục NKT theo Nghị định 28 còn khó khăn.
 
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch và hướng dẫn thực hiện hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với NKT và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030; xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định liên quan về giáo dục NKT trong Luật Giáo dục sửa đổi; đưa nội dung hướng dẫn về công tác giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020; Tổ chức quy hoạch mạng lưới cơ sở hỗ trợ giáo dục NKT; tiếp tục chỉ đạo, tổ chức xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu và hệ thống chữ nổi Braille cho NKT, xây dựng tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật mầm non.

 

Lan Anh/GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.