THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 12:48

Tạo sân chơi để trẻ yên tâm, vui vẻ khi ở nhà dài ngày

29/10/2021 | 07:24
Theo chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, môi trường sống trong gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Nếu mối quan hệ cha mẹ, con cái bất ổn, xung đột, trẻ dễ bị ảnh hưởng. Động viên, lắng nghe, quan tâm, yêu thương là những cách cha mẹ có thể giúp con trẻ vượt qua căng thẳng và lo âu khi sống giữa đại dịch Covid-19.

Cha mẹ vui học cùng con, xoá nhoà khoảng cách

Chị Minh Thuý (Q. Đống Đa, Hà Nội) kể rằng, chị cảm thấy không ổn khi phần lớn thời gian ở nhà tránh dịch các con dành cho các thiết bị thông minh. Chị lên kế hoạch sinh hoạt cho từng thành viên trong nhà, mỗi người một việc, từ lau dọn nhà cửa đến giặt giũ, cơm nước… Mẹ con cùng nhau làm nhiều việc, mỗi người một chân một tay rất vui vẻ và hiệu quả.

Việc cha mẹ tạo những trò chơi mang tính sáng tạo sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ trong thời gian ở nhà. Ảnh minh hoạ. Tố Uyên

Việc cha mẹ tạo những trò chơi mang tính sáng tạo sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ trong thời gian ở nhà. Ảnh minh hoạ. Tố Uyên

Tương tự, chị Hoài Hương (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, con gái chị “có tâm hồn ăn uống” nên chị rủ cháu cùng làm các loại bánh. Việc này vừa giúp cho con rời xa điện thoại, vừa rèn kỹ năng “nữ công gia chánh”, cháu cũng rất hồ hởi khi tự tay làm được các loại bánh yêu thích. Với vai trò người cha, anh Xuân Quang (Q. Hoàng Mai) lại tìm cách khác. Anh mua một con chó nhỏ rồi bố con anh cùng nhau chăm sóc nó. Việc quan tâm, chơi đùa với thú cưng cả ngày đã lấy đi toàn bộ thời gian các con dành cho điện thoại, anh Quang tâm sự.

Không hoàn toàn cấm con sử dụng thiết bị công nghệ số, chị Hoài Oanh đã vận dụng lợi ích của thiết bị thông minh trong việc dạy con. “Tôi tham gia hội nhóm trên Facebook, Zalo, thấy các bạn chia sẻ nhiều phương pháp học cùng con. Tôi dạy con áp dụng những phương pháp phù hợp. Tôi và con đã vẽ được những bức tranh sinh động, điều mà trước đây tôi luôn nghĩ chỉ khi đến các lớp học bài bản trẻ mới có thể học được”. Khoe bức tranh mới vẽ, cháu Quang Hưng - con chị Oanh vui vẻ: “Cháu rất thích pha trộn các màu sắc, cháu có thể ngồi vẽ liên tục để hoàn thành bức tranh mình thích”.

MC Trần Tùng dạy nét chữ đầu tiên cho con gái Phương Linh. NVCC

MC Trần Tùng dạy nét chữ đầu tiên cho con gái Phương Linh. NVCC

Tạo sân chơi để trẻ tự tin, yên tâm, vui vẻ và tự giác hơn khi ở nhà

Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Nga cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Thấu hiểu những khó khăn khi trẻ phải ở nhà dài ngày, các cơ quan, đơn vị chức năng đã tổ chức một số chương trình, hoạt động vui chơi phù hợp cho trẻ, như tạo các diễn đàn trao đổi trực tuyến theo chủ đề để phụ huynh và trẻ em cùng tham gia với sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý. Ngoài ra còn có các khóa học, cuộc thi online, hoạt động vui chơi giải trí trực tuyến có tính giáo dục cao nhằm mang đến một sân chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ tham gia từ xa.

Một số gợi ý giúp cha mẹ hỗ trợ trẻ lạc quan:

Trấn an trẻ: Theo dõi sát thông tin, đồng thời cho trẻ biết rằng cha mẹ luôn ở bên và đảm bảo cho con được an toàn. May mắn là cho tới nay, các trẻ bị mắc bệnh Covid-19 thường ở mức độ nhẹ.

Trao quyền cho trẻ: Trẻ có cơ hội được học về giá trị của việc chăm sóc người khác và suy nghĩ về cộng đồng. Hướng dẫn trẻ viết thư cảm ơn đến các nhân viên y tế, ủng hộ các nỗ lực cứu trợ, gọi điện hỏi thăm người thân hoặc đặt mảnh giấy với dòng chữ “con nhớ ông bà” dưới cửa ra vào.

Quản lý cảm xúc của trẻ: Cho trẻ có cơ hội được hỏi, thảo luận về cảm xúc của mình về dịch bệnh và ảnh hưởng dịch bệnh đến chúng. Hướng dẫn trẻ tập thể dục ở nhà, tập kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, suy ngẫm và thiền.

Giáo dục cho trẻ thói quen tốt: Đây là cơ hội dạy trẻ những thói quen tốt như thường xuyên uống nước ấm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi ho, thực hiện 5K, và hãy giữ cho bầu không khí trong nhà thật trong lành!

Lập thời gian biểu phù hợp: Việc tuân theo thời gian biểu cố định giúp trẻ cảm thấy yên tâm, dễ chịu và tự giác hơn khi ở nhà. Phụ huynh nên giúp trẻ chủ động sắp xếp và quản lý thời gian biểu hợp lý, kết hợp một cách khoa học việc học trực tuyến với những hoạt động vui chơi giải trí bổ ích khác trong sinh hoạt hàng ngày. Đây chính là cơ hội để cả gia đình dành thời gian cho nhau. Làm cho trẻ “bận rộn”, chơi trò chơi, đọc sách, xem phim hoặc cùng nhau nấu ăn, tổ chức bữa tiệc nho nhỏ để mọi người luôn ở trạng thái tích cực.

Hồng Nga
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Trẻ tiểu học chỉ nên học online tối đa 20 phút/lần

Trẻ tiểu học chỉ nên học online tối đa 20 phút/lần

2 năm trước

Đó là lời khuyên của các chuyên gia về giáo dục trong một talkshow được tổ chức gần đây tại TP.HCM.