THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 01:32

Thời điểm không nên cho trẻ ra ngoài để tránh muỗi đốt gây sốt xuất huyết

14/07/2022 | 06:23
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đi hút máu nhiều nhất là sáng sớm hoặc chiều tối. Đây là thời điểm nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, độ ẩm phù hợp cho muỗi hoạt động. Vì vậy, trẻ đang trong vùng dịch hoặc có nguy cơ cao nên hạn chế để trẻ chơi, ra ngoài đường mà không có biện pháp phòng hộ phù hợp
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trên cả nước, tính đến ngày 11/7 ghi nhận khoảng hơn 103.000 ca sốt xuất huyết, tăng khoảng 11.000 ca so với thống kê 1 tuần trước đó; 37 trường hợp tử vong. Theo thông tin CDC Hà Nội ngày 12/7 cho biết, từ ngày 4 đến 10/7, thành phố ghi nhận 79 ca sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước). Hiện còn 10 ổ dịch đang hoạt động, trong đó ổ nhiều nhất có 14 ca bệnh.

Thời điểm không nên cho trẻ ra ngoài phòng sốt xuất huyết

Ths. BS Đỗ Hoàng Hải – Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay, môi trường sống ưa thích của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là những nơi ẩm ướt, có ánh sáng yếu, sinh sản đẻ trứng ở các vật dụng tồn đọng nước.

Thời điểm muỗi đi hút máu nhiều nhất là sáng sớm hoặc chiều tối, đây là thời điểm nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, độ ẩm phù hợp cho muỗi hoạt động. "Vì thế trẻ đang trong vùng dịch hoặc có nguy cơ cao nên hạn chế để trẻ chơi, ra ngoài đường mà không có biện pháp phòng hộ phù hợp. Thời gian này trẻ nên ở trong nhà" - BS Hải nói.

Biện pháp tránh muỗi đốt hữu hiệu với trẻ nhỏ là trẻ nên mặc quần áo sáng màu, che hết tay chân. Với trẻ nhỏ ra ngoài nằm xe đẩy thì nên đi xe có màn che. Khi ngủ nên nằm màn, mở máy lạnh cũng giúp tránh muỗi. Các gia đình nên làm các rèm che, vật dụng chắn muỗi.

Về thuốc bôi muỗi, BS Hải khuyến cáo cần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cha mẹ không bôi lên vùng da kích ứng, vết thương hở, mắt, miệng của trẻ.

Sáng sớm hoặc chiều tối không nên cho trẻ ra ngoài phòng muỗi đốt.

Sáng sớm hoặc chiều tối không nên cho trẻ ra ngoài phòng muỗi đốt.

Chẩn đoán nghi ngờ sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ có các triệu chứng sốt cao dưới 7 ngày, đau đầu vùng hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban xuất huyết; Bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm; Có ca bệnh sốt xuất huyết dengue gần nhà hoặc vừa đi du lịch đến vùng dịch về.

Ngoài ra, có một số đối tượng trẻ có nguy cơ cao cần đặc biệt chú ý, bởi có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hay triệu chứng lâm sàng nặng hơn so với trẻ khác.

- Trẻ sơ sinh, nhũ nhi, trẻ suy dinh dưỡng hay béo phì: Đây là nhóm dễ có shock khi mắc sốt xuất huyết, shock dễ tiến triển nhanh, nguy hiểm.

- Trẻ có các bệnh lý nền như ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, tim bẩm sinh, hen, bệnh lý huyết học, bệnh thận… Nhóm này mắc sốt xuất huyết có thể khiến bệnh nền diễn biến nặng lên, đặc biệt nhóm bệnh lý huyết học do tình trạng chảy máu của sốt xuất huyết gây ra.

KT
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Hà Tĩnh: Hai chị em bị đuối nước khi ra hồ gần nhà chơi

Hà Tĩnh: Hai chị em bị đuối nước khi ra hồ gần nhà chơi

1 năm trước

Trong lúc chơi đùa gần nhà, hai bé gái không may bị trượt chân rơi xuống hồ nước tử vong.
Thăm, tặng quà người có công với cách mạng tỉnh Hà Nam

Thăm, tặng quà người có công với cách mạng tỉnh Hà Nam

1 năm trước

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), vừa qua đoàn công tác của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đến thăm,...
Cấp cứu bé gái bị dị vật xuyên ống tai

Cấp cứu bé gái bị dị vật xuyên ống tai

1 năm trước

Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ vừa tiếp nhận và cứu chữa cho bé gái bị dị vật xuyên ống tai gây tổn thương tai giữa.