THỨ BA, NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 2024 04:09

Thừa Thiên - Huế: Hỗ trợ người khuyết tật nâng cao chất lượng cuộc sống

01/06/2020 | 14:32
 
Những năm qua, công tác trợ giúp NKT trên địa bàn tỉnh được quan tâm, tạo điều kiện để họ có thể vượt qua những rào cản của bản thân, vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Nhiều văn bản pháp lý liên quan đến NKT được tỉnh ban hành và triển khai kịp thời như Quyết định 63/2015/QĐ-UBND về quy định mức chi phí dạy nghề cho NKT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế; Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án Trợ giúp NKT tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2012 - 2020…
 
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NKT, tỉnh cũng đã tiếp nhận nhiều dự án hỗ trợ NKT giai đoạn 2015 - 2018 và 2018 - 2021 với giá trị hàng chục tỷ đồng. Riêng trong năm 2019, Quỹ Wheelchair Foundation (Hoa Kỳ) hỗ trợ 514 xe lăn với tổng giá trị tiền là 36.650 USD; Tổ chức Trả lại tuổi thơ (GIBTK/Hoa Kỳ) hỗ trợ 678 xe lăn trị giá 37,3 nghìn USD hỗ trợ NKT nghèo và người già bị bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, Tổ chức Christoffel - Blindenmission/Christian Blind Mission - CBM (Đức) hỗ trợ triển khai dự án “Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ về dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, chân tay giả (POAD) và các dịch vụ liên quan đến phụ nữ, nam giới, trẻ em bị suy giảm thể lực” giai đoạn 2019 - 2022 với tổng kinh phí 7,256 tỷ đồng.


Hàng ngàn xe lăn được tiếp nhận và được trao cho NKT, người già bị bệnh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thừa Thiên - Huế. Ảnh KT
 
Công tác dạy nghề và hướng nghiệp cho NKT ở Thừa Thiên - Huế ngày càng được chú trọng. Năm 2019, các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho NKT (Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật, Trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT Hy vọng) đã đào tạo và dạy nghề cho hơn 200 NKT với các nghề: may mặc, dệt vải, thủ công mỹ nghệ, sửa chữa xe máy, điện tử, cắt tóc, trang điểm, massage… Trung tâm Dạy nghề Tạo việc làm cho người mù đã mở 19 lớp cho 314 học viên; Hội Bảo trợ NKT và trẻ em mồ côi tỉnh đã hỗ trợ gần 20 trường hợp NKT thuộc hộ gia đình nghèo vay vốn với số tiền gần 60 triệu đồng. Nhân dịp Tết Nguyên đán 2019, tỉnh cũng đã trao 1.448 suất quà cho NKT có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá hơn 497 triệu đồng; Hội Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh và các đơn vị khác trên địa bàn đã trao tặng 450 chiếc xe lăn, 5 xe lắc cho NKT với trị giá 1,14 tỷ đồng…
 
Tuy nhiên, NKT trên địa bàn Thừa Thiên - Huế còn gặp nhiều rào cản, khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ xã hội và hòa nhập cộng đồng. Điển hình là các hoạt động sử dụng phương tiện giao thông và các công trình công; Khó khăn trong tiếp cận các hoạt động giáo dục, dạy nghề và việc làm; Dịch vụ y tế; Trong xây dựng tình yêu, hôn nhân, gia đình… 
 
Năm 2020, mục tiêu tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt ra là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội quan tâm, trợ giúp NKT; Tạo môi trường thuận lợi để họ được tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, vươn lên trong cuộc sống; Tạo điều kiện cho NKT được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; Tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Được trợ giúp pháp lý; Phấn đấu tăng dần tỉ lệ các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao, nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT.
 
Đảm bảo số NKT có nhu cầu cần xác định mức độ khuyết tật được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã đánh giá và cấp giấy xác nhận khuyết tật; NKT đặc biệt nặng, NKT nặng và học sinh, sinh viên khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định. Đáp ứng các dịch vụ trợ giúp phù hợp cho NKT khi có nhu cầu như phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh. Đảm bảo 100% NKT được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 100% cán bộ làm công tác trợ giúp NKT được tập huấn, nâng cao năng lực… 


Học viên tham gia học nghề tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh. Ảnh KT
 
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội về vấn đề khuyết tật và NKT. Tăng cường thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục Luật NKT, Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT và các chủ trương, chính sách liên quan đến NKT; Phát hiện và can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình; Cung cấp các dịch vụ về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu; Xây dựng và cải thiện nội dung hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi chức năng và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển; Hỗ trợ tiếp cận về dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình và chân tay giả cho NKT; Xây dựng/phát triển thí điểm nhà trung chuyển (Phòng hoạt động trị liệu hằng ngày - ADL Lab) tại Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền.
 
Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách cho NKT, đặc biệt là công tác xác định mức độ khuyết tật; Đảm bảo 100% NKT nặng và đặc biệt nặng, gia đình chăm sóc NKT đặc biệt nặng được hưởng các chính sách theo quy định; Hỗ trợ vốn vay quay vòng để tạo điều kiện cho NKT sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; Tổ chức các lớp tập huấn về bạo lực giới trên cơ sở giới; Tập huấn nâng cao về bạo lực giới, bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội NKT cấp huyện, cấp tỉnh; Tập huấn các chính sách mới về NKT cho đội ngũ cán bộ LĐTBXH các xã/phường/thị trấn, đội ngũ thực hiện công tác trợ giúp NKT; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn việc làm cho NKT, tư vấn học nghề, việc làm miễn phí cho NKT; Khuyến khích, vận động các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy... tiếp nhận NKT vào làm việc; Xây dựng một số mô hình thí điểm về dạy nghề gắn với tạo việc làm cho NKT để nhân rộng trên địa bàn tỉnh; Kịp thời thẩm định, ra quyết định công nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng từ 30% lao động trở lên là NKT để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định.
 
Thực hiện miễn, giảm học phí, cấp học bổng và hỗ trợ phương tiện học tập cho NKT; Nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em khuyết tật và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; Xây dựng và tổ chức truyền thông một cách thiết thực, hiệu quả với hình thức, nội dung đa dạng: tờ rơi, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền kiến thức cơ bản về giao tiếp, chăm sóc, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học phù hợp với khả năng nhận biết của NKT; Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường; Tăng cường truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý cho NKT có khó khăn về tài chính; Hỗ trợ đào tạo về công nghệ thông tin theo các hình phù hợp với NKT, hướng dẫn cho NKT tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; Duy trì, vận hành phần mềm quản lý thông tin NKT trên địa bàn tỉnh do tổ chức VNAH hỗ trợ.
 

 

PV/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.