THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 08:42

Thúc đẩy xây dựng trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho học sinh yếu thế

08/10/2021 | 17:03
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế” theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, đại diện các địa phương, trường học. Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì tọa đàm.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có khoảng 1,75 triệu trẻ em khuyết tật. Đối tượng học sinh thuộc nhóm yếu thế gồm trẻ em là con em gia đình nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em bị các dạng tật.

Đáng chú ý số học sinh thuộc “nhóm yếu thế” đang ngày càng gia tăng trong các trường học ở Việt Nam. Mặc dù, đã có sự quan tâm đến những học sinh thuộc “nhóm yếu thế” trong các cơ sở giáo dục; tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ GĐ&ĐT là xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong những năm qua, Bộ GĐ&ĐT đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan để ban hành các văn bản, quy định, chính sách pháp luật để chăm lo, hỗ trợ cho nhóm học sinh yếu thế.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì tọa đàm.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì tọa đàm.

“Việc xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện và hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế nhằm đảm bảo các em được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, quá trình xây dựng trường học an toàn, thân thiện và hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế cần có sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng mô hình trường học này phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; huy động được các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Trong thời gian tới, Bộ GĐ&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế để triển khai các giải pháp thúc đẩy xây dựng trường học an toàn, thân thiện hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh về nhóm học sinh yếu thế; Hỗ trợ học liệu và phương tiện chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của nhóm học sinh yếu thế; Xây dựng tài liệu hướng dẫn về nhận diện, đánh giá mức độ, đánh giá nguy cơ, phương pháp giảng dạy,… nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên trong công tác giáo dục nhóm học sinh yếu thế.

Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác hỗ trợ nhóm học sinh yếu thế; Phát triển hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học; Triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng chống lao động trẻ em; Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, nhằm tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh, không bạo lực; hướng đến mục tiêu mọi trẻ em được đi học và hòa nhập trong ngôi trường hạnh phúc;…

Từ kinh nghiệm quốc tế, bà Lê Thị Hồng Loan, Trưởng Phòng Bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam khuyến nghị, các cơ quan bảo vệ trẻ em cần phối hợp với trường học duy trì mối quan hệ hợp tác và hoạt động chuyên môn để hỗ trợ, thực hiện các dịch vụ và thực hành bảo vệ trẻ em.

Các nhà trường phải xây dựng cơ chế hoạt động của nhóm bảo vệ trẻ em, các thành viên bao gồm nhân viên xã hội, cán bộ đầu mối bảo vệ trẻ em và hiệu trưởng nhà trường.

PGS. TS. Nguyễn Hồng Thuận, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hòa nhập cho học sinh yếu thế còn một số rào cản như điều kiện kinh tế, xã hội, khác biệt văn hóa, khó khăn về phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, thiếu cơ sở vật chất và học liệu…

Để tăng cơ hội hòa nhập cho nhóm yếu thế, trường học cần xây dựng môi trường giáo dục “trong lành” cả về tâm lý lẫn vật chất. Tại từng cơ sở giáo dục, mô hình “Phòng tư vấn tâm lý học đường” phải được tăng cường phát triển; đồng thời, thúc đẩy cấp chứng nhận trẻ khuyết tật và hỗ trợ các em tiếp cận dịch vụ bảo trợ xã hội.

Minh Trang
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Quảng Ngãi sẽ nhân rộng mô hình “Phòng, chống đuối nước trẻ em”

Quảng Ngãi sẽ nhân rộng mô hình “Phòng, chống đuối nước trẻ em”

2 năm trước

Công tác can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng...
Cộng đồng chung tay vì trẻ em tại Đắk lắk

Cộng đồng chung tay vì trẻ em tại Đắk lắk

2 năm trước

Hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tỉnh Đắk Lắk luôn được gia đình, tổ chức, các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm với những việc làm thiết thực, động viên, khích...
Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật ở An Giang

Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật ở An Giang

2 năm trước

Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác, An Giang có nhiều trẻ em phải mưu sinh sớm do hoàn cảnh gia đình, dễ có nguy cơ bị lợi dụng, bóc lột sức lao động, vì vậy, vừa qua,...
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12 - 17 tuổi tại TP.Thủ Đức

Chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12 - 17 tuổi tại TP.Thủ Đức

2 năm trước

UBND TP Thủ Đức vừa ban hành kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến hết 17 tuổi, với mục tiêu đảm bảo 100% trẻ 12 - 17 tuổi sinh sống trên địa bàn được tiêm vaccine, trong...