THỨ HAI, NGÀY 29 THÁNG 04 NĂM 2024 07:04

Thực trạng và thách thức về giới trong tiếp cận giáo dục của trẻ em gái

25/06/2023 | 11:12
Diễn đàn Nữ sinh Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam) phối hợp với Saigon Children's Charity cùng sự tham gia của gần 250 nữ sinh THCS, THPT, các cơ sở đào tạo nghề đã mang đến nhiều thông điệp nhằm nâng cao nhận thức và gỡ bỏ các rào cản về giới.
Nữ sinh các trường THCS, THPT tham dự diễn đàn.

Nữ sinh các trường THCS, THPT tham dự diễn đàn.

Những nhận định quen thuộc về định kiến giới

Nằm trong chiến dịch PowHERful, Diễn đàn Nữ sinh Việt Nam do MSD Vietnam phối hợp với SaigonChildren's Charity tổ chức đã đưa ra những thực trạng và thách thức về giới trong tiếp cận giáo dục của trẻ em gái Việt Nam. Đây cũng là chủ đề được Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Saigon Children nghiên cứu, khảo sát từ tháng 4/2023 với 7.000 cá nhân cho thấy trẻ em gái và nữ sinh Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều các rào cản khiến các em khó có thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Theo khảo sát, hơn 90% trẻ em gái thường xuyên phải nghe các quan điểm mang định kiến giới. Khoảng 53% người được khảo sát đồng ý với nhận định “phụ nữ phải dịu dàng, nhu mì”. Có 65% người được hỏi đồng ý với quan điểm “đàn ông phải mạnh mẽ”. Có 35% nữ sinh được hỏi từng nghe tới việc “con gái không nên học cao mà nên tìm người tốt để kết hôn”, khoảng 36% người được khảo sát từng nghe định kiến “việc nhà, nội trợ là trách nhiệm của phụ nữ”. Ngược lại, chỉ có 10% người được hỏi không biết hoặc không nghe đến các định kiến giới như trên.

Cũng theo khảo sát, tỉ lệ nam sinh đồng ý với các nhận định mang định kiến giới cao hơn nữ giới từ 10 - 20%. Đánh giá về khảo sát này, bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng Viện MSD cho biết, hầu hết các thanh thiếu niên tham gia khảo sát đều quen thuộc với các nhận định mang định kiến giới. Sự phổ biến của các định kiến giới, đặc biệt ở các bạn nữ, sẽ tác động đến nhận thức về bản thân, về vai trò của bản thân và định hướng nghề nghiệp của các em.

“Có một phát hiện khá tích cực từ nghiên cứu này, đó là hầu hết các em nữ sinh tham gia khảo sát cho biết các em chưa bao giờ có ý định bỏ học để kết hôn. Như vậy, diễn đàn là cơ hội cho các em gái được tiếp cận, giao lưu và học hỏi những người phụ nữ lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau để các em được truyền cảm hứng, khơi gợi tiềm năng và nâng cao sự tự tin của mình để các em có thể tiếp tục được học tập và phát triển bản thân” - bà Trần Vân Anh nhận định.

TS. Lê Mai Lan - Chủ tịch VinUni tại diễn đàn.

TS. Lê Mai Lan - Chủ tịch VinUni tại diễn đàn.

Phá bỏ rào cản, thoát khỏi những định kiến giới truyền thống

Tại Diễn đàn Nữ Sinh Việt Nam, những câu chuyện thực tế từ các diễn giả là những phụ nữ có tầm ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực, các đại sứ cộng đồng, các nữ sinh… đã truyền cảm hứng tích cực về thông thông điệp xoá bỏ định kiến giới.

TS Lê Mai Lan - Chủ tịch Hội đồng Đại học VinUni cho rằng, các bạn nữ sinh hãy nên cảnh giác về những lời khen, lời khuyên của mọi người xung quanh như con gái phải thuỳ mị, nết na, đừng học nhiều khó lấy chồng, học khoa học tự nhiên khô khan... Người khen, người khuyên có thể xuất phát từ sự chân thành của họ nhưng có thể ngấm dần với các em gái từ nhỏ, mặc định mình nghĩ cần phải sống như lời khuyên, lời khen, trở thành bức tường vô hình khiến các bạn tự giới hạn những cơ hội của mình.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tại sự kiện.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tại sự kiện.

Chia sẻ về những tình huống bị khen chê, thậm chí bị bắt nạt, bịa đặt, vu khống trên môi trường mạng, hoa hậu Đỗ Thị Hà tâm sự: “Ngay sau đêm chung kết, Hà bị soi tất cả mọi thứ từ đời tư và cách ăn mặc cùng những bình luận ác ý, bịa đặt, vu khống. Tuy nhiên, Hà đã không lựa chọn né tránh mà học cách đọc từng bài viết để cảm nhận cả khen và chê, lọc khen và chê để biết mình cần hoàn thiện những gì... Sau tất cả, mình không thể lựa chọn mình sinh ra ở đâu, như thế nào, nhưng mình có thể lựa chọn cách mình sống, vươn lên và toả sáng”.

MC Xuân Quỳnh cũng chia sẻ về câu chuyện của chính mình khi là một cô gái Pleiku ra Hà Nội theo đuổi nghề MC và bị “ném đá" vì giọng nói không hợp “chuẩn Bắc", gầy gò, cắt tóc tém không nữ tính... và những bình luận đó cũng từng khiến bản thân hoài nghi về chính bản thân mình. Nhưng rồi khi nhận thức bản thân, Xuân Quỳnh đã bản lĩnh vượt qua và coi việc trau dồi kiến thức, kỹ năng là nền tảng vững vàng để có được tự tin hơn trong cuộc sống.

Em Ngô Thị Thanh Thảo - Trường THPT Vân Hội cũng chia sẻ câu chuyện khi cắt mái tóc ngắn thì gia đình, hàng xóm của em đều có định kiến vì "cắt tóc gì giống con trai thế này". Nhưng em nghĩ mái tóc này không đánh giá con người của em, năng lực của em. Đôi khi, em cũng chạnh lòng vì hay bị đánh giá về ngoại hình. Nhưng em nghĩ rằng, mặc dù ngoại hình cũng quan trọng nhưng cũng có những thứ khác quan trọng hơn.

Em Má Thị Di chia sẻ tại sự kiện.

Em Má Thị Di chia sẻ tại sự kiện.

Ở một góc độ khác, Má Thị Di (dân tộc Mông ở Sapa), nhân vật chính của bộ phim “Những đứa trẻ trong sương” đã mang đến câu chuyện bản thân và các em gái dân tộc khi phải đối mặt với tục bắt vợ đã bị biến tướng, khiến rất nhiều em bị bắt về làm vợ, phải bỏ học và làm vợ làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ.

Di chia sẻ: “Với người Mông, nếu con gái không đi theo người đầu tiên kéo mình, thì cô gái ấy như thể bị mất đi một phần giá trị của một người phụ nữ. Định kiến giới không chỉđến từ những người xa lạ, định kiến giới có thể đến từ chính những người thân quen, nhữngngười gần gũi, tưởng chừng như hiểu chúng ta nhất trong cuộc sống”.

Bỏ trốn khỏi cuộc hôn nhân cưỡng ép để dành lại tự do cho chính mình. Di đã vượt qua bao khó khăn cùng các định kiến giới truyền thống để đứng lên mạnh mẽ, trở thành niềm tự hào của thôn làng. Hiện tại, Di vẫn là một người vợ, một người mẹ, nhưng cuộc sống của em không phải do một tập tục truyền thống quyết định, mà là cho chính em đưa ra lựa chọn của bản thân mình.

Những thông điệp và lời khuyên chân thành của các diễn giả đã tiếp thêm động lực và cảm hứng cho các bạn nữ sinh theo đuổi các chân giá trị của bản thân, nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, vượt qua mọi rào cản, định kiến để phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng một cách ý nghĩa nhất.

Xuân Quang
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Hải Dương tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên có thành tích xuất sắc

Hải Dương tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên có thành tích xuất sắc

10 tháng trước

Ngày 23/6, tỉnh Hải Dương tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2022-2023.
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin việc học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe sau chuyến dã ngoại

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin việc học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe sau chuyến dã ngoại

10 tháng trước

Phản hồi thông tin về việc học sinh lớp 1 ở Hà Nội bị bỏ quên trên xe ô tô trong chuyến dã ngoại từ huyện Gia Lâm trở về, chiều 23/6, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho...
Hà Nội: Hơn 16.000 thí sinh được miễn môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hà Nội: Hơn 16.000 thí sinh được miễn môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

10 tháng trước

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, thành phố Hà Nội có 16.118 thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thăm Đại học Quốc gia Hà Nội

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thăm Đại học Quốc gia Hà Nội

10 tháng trước

Ngày 22/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân đã đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và giao lưu với các học viên tiếng Hàn Quốc.