THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 08:47

Tiêm vaccine không ảnh hưởng yếu tố di truyền của trẻ em

20/02/2022 | 11:40
Các chuyên gia y tế cho rằng, sau khi trẻ em từ 12 - 18 tuổi tiêm vaccine, tỉ lệ mắc và nhập viện giảm hẳn so với trước. Đồng thời, việc tiêm vaccine cho trẻ em không ảnh hưởng tới các yếu tố di truyền mà có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ trẻ em tốt hơn trước dịch COVID-19.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi toạ đàm "Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em - những lưu ý quan trọng" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 18/2.

Khách mời tham gia tọa đàm (từ trái sang): PGS.TS Dương Thị Hồng, PGS.TS Trần Minh Điển và TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - người dẫn dắt buổi toạ đàm. Ảnh: VGP

Khách mời tham gia tọa đàm (từ trái sang): PGS.TS Dương Thị Hồng, PGS.TS Trần Minh Điển và TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - người dẫn dắt buổi toạ đàm. Ảnh: VGP

PGS.TS. Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - cho hay, thời gian vừa qua, chúng ta đã tiêm cho người lớn và sau đó chúng ta tiêm cho trẻ em từ 12-18 tuổi. Và dữ liệu về việc tiêm chủng vaccine cho trẻ em là rất an toàn. Đây là tiền đề quan trọng để triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, dữ liệu về sự an toàn và hiệu quả của vaccine dành cho nhóm đối tượng này đã được nghiên cứu bởi nhà sản xuất và đã được cấp phép bởi các cơ quan "khắt khe" của Hoa Kỳ. Có tới hơn 60 quốc gia trên thế giới đã chỉ định tiêm vaccine cho trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-11 tuổi.

“Bản chất vaccine này là thành phần ARN thông tin đi vào trong tế bào và tạo ra các protein gai, các protein gai thoát ra ngoài phối hợp với các tế bào miễn dịch để tạo ra các kháng thể chống đỡ lại virus. Với ARN thông tin này không xâm nhập vào trong nhân tế bào - nơi chứa các vật liệu di truyền của cơ thể con người. Đây là cơ chế khoa học rất rõ ràng để khẳng định cơ chế hoạt động của vaccine không ảnh hưởng tới di truyền đối với trẻ em” - PGS.TS Trần Minh Điển khẳng định.

Trao đổi thêm về vấn đề này, PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM - nói rằng, qua theo dõi nhiều tài liệu cho thấy, trẻ em nhóm nguy cơ béo phì, bệnh lý bẩm sinh, sinh non, thiếu cân có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là khi chưa được tiêm vaccine nếu mắc COVID-19. Cùng với đó là những di chứng hậu COVID-19 cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ mà chưa được nghiên cứu hết.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, trước việc tiêm chủng vaccine cho trẻ em, phụ huynh vẫn thường hay có những lo lắng. Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ và Châu Âu cũng đã nghiên cứu và đánh giá rất kỹ trước khi cấp phép vaccine để đưa vào sử dụng. Ví dụ, đối với vaccine Pfizer, theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ về phản ứng phụ sau tiêm, trong 4.000 trường hợp trẻ tiêm Pfizer thì không có trường hợp nào sốc phản vệ. 

Do đó, ông Hùng cho rằng, việc tiêm vaccine cho trẻ ở lứa tuổi từ 5-11 tuổi sẽ tạo được mảnh ghép còn lại trong bức tranh phòng, chống COVID-19 ở nước ta. Khi đó, học sinh sẽ được yên tâm đi học trở lại và phát triển bình thường.

PGS.TS. Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

PGS.TS. Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

Trước lo lắng của nhiều phụ huynh về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sinh sản, di truyền hay các phản ứng lâu dài, PGS.TS Trần Minh Điển khẳng định vaccine COVID-19 không gây ảnh hưởng đến di truyền hay hệ sinh sản của trẻ.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương lý giải: Bản chất của vaccine này là các thành phần RNA thông tin – khi đi vào trong tế bào, tạo ra các protein, phối hợp với một số tế bào miễn dịch để tạo ra kháng thể chống virus. Các RNA thông tin không xâm nhập vào nơi chứa tế bào di truyền của cơ thể con người. Đây là một cơ chế khoa học rất rõ ràng.

Những ảnh hưởng ngay lập tức 5-7-10 ngày sau tiêm, chúng ta cũng không nên lo ngại vì cũng giống như các loại vaccine tiêm chủng cho trẻ lớn hơn và cho người lớn.

"Trẻ sẽ có những phản ứng sau khi tiêm cũng giống như các loại vaccine tiêm chủng cho trẻ lớn hơn và cho người lớn. Phụ huynh cần phối hợp với những người tiêm chủng, cán bộ y tế đánh giá mức độ phản ứng của trẻ để có thể xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra"- PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo.

P.V
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

2 năm trước

Di chứng hậu COVID -19 ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

2 năm trước

Ông Yevgeny Timakov - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vaccine hàng đầu của Nga, cho biết, khả năng miễn dịch của trẻ em đối với bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 9 tháng.
Hà Nội tăng cường chăm lo cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hà Nội tăng cường chăm lo cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

2 năm trước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 405/UBND-KGVX ngày 14/2 về việc thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp bảo vệ,...