THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:55

Tôn giáo góp phần thúc đẩy du lịch phát triển

24/10/2021 | 05:57
Sức hấp dẫn từ các loại hình văn hóa, kiến trúc của các địa điểm tôn giáo đã thúc đẩy các hình thức du lịch tham quan mới, trong đó có du lịch tâm linh. Hình thức du lịch này đang trở thành xu hướng phổ biến bởi những giá trị mà nó mang lại cho cộng đồng.
Lễ hội chùa Bái Đính.

Lễ hội chùa Bái Đính.

Du lịch tâm linh là gì?

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch lấy yếu tố văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của tôn giáo làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần, giúp công chúng hiểu rõ hơn giá trị của các loại hình di sản này. Đồng thời, góp phần khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa, tôn giáo truyền thống của mỗi quốc gia.

Việt Nam hiện có gần 8.000 lễ hội truyền thống và khoảng 40.000 khu di tích, thắng cảnh, tập trung chủ yếu ở đền, chùa, miếu, tòa thánh, đền, lăng tẩm, phủ, khu tưởng niệm, trong đó hơn 3.000 địa danh được xếp hạng di tích quốc gia.

Hầu hết các địa phương ở nước ta đều có những điểm du lịch tâm linh như: Đền Hùng (Phú Thọ); chùa Hương (Hà Nội); chùa Bái Đính và nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình); chùa Tam Chúc (Hà Nam); chùa Yên Tử (Quảng Ninh); chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên-Huế); Nhà thờ lớn (TP.HCM); núi Bà Đen và Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định)…

Với bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng và sự đa dạng, phong phú của các thắng tích tôn giáo cùng số lượng lớn lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Tham gia vào hình thức du lịch tâm linh, du khách được trải nghiệm các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, lễ hội… hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào sự phát triển

Một trong những tỉnh đi đầu và thành công trong phát triển loại hình du lịch này là Ninh Bình - nơi được coi là một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta với quần thể chùa Bái Đính được đầu tư xây dựng, mở rộng với quy mô lớn trên diện tích 700ha.

Toàn tỉnh Ninh Bình có 1.821 di tích, trong đó có 354 ngôi chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, 149 nhà thờ công giáo, 236 nhà thờ họ, nằm tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, nhiều công trình thờ tự có tuổi đời hàng trăm năm, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, như: khu đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, núi chùa Bái Đính (Bái Đính cổ) cùng hàng trăm di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Tất cả những đặc điểm này đã khiến Ninh Bình trở thành vùng đất có giá trị văn hóa tâm linh phong phú.

Việc phát triển các loại hình du lịch tâm linh tại Ninh Bình đã đem lại những thay đổi về diện mạo và làm tăng đáng kể nguồn ngân sách cho địa phương. Du lịch tâm linh cũng góp phần tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho lao động địa phương qua các dịch vụ: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống,… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.

Theo lời kể của người dân chèo đò tại Ninh Bình, trước đây khu vực Bái Đính chưa được du khách biết đến, đường đi vào rất khó khăn, người dân sống lam lũ, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh. Từ khi có dự án xây dựng chùa Bái Đính, bộ mặt nông thôn đã đổi thay, cuộc sống của người dân đã dịch chuyển từ thuần nông sang làm dịch vụ. Nay, một vụ đò bằng 3 vụ lúa, hàng chục ngàn người đã có việc làm, thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng, an ninh trật tự được đảm bảo. Có thể nói, cuộc sống của người dân ở đây đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh.

Du khách hành hương về chùa Yên Tử (Quảng Ninh).

Du khách hành hương về chùa Yên Tử (Quảng Ninh).

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, các điểm du lịch tâm linh thường gắn với đền, chùa, lăng tẩm, tòa thánh và lễ hội. Cả nước có gần 500 ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia, đây chính là những điểm thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm, chiêm bái, nghe giảng và trải nghiệm đời sống thiền tu. Đạo Phật và các tôn giáo, tín ngưỡng chính thống khác đều hướng con người tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Vì vậy, du lịch tâm linh giúp phát triển hành vi hướng thiện, nâng cao tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng xã hội hài hòa, tốt đẹp.

“Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức về chính trị, tôn giáo và môi trường, văn hóa và tín ngưỡng sẽ là sợi dây kết nối con người với nhau. Du lịch tâm linh góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện, khuyến khích tình bằng hữu, giúp vượt qua các thành kiến văn hóa và tôn giáo. Có thể xem du lịch tâm linh là công cụ kiến tạo hòa bình”, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nói.

Các hình thức du lịch tâm linh đang ngày càng đa dạng, trở thành xu hướng phổ biến, gắn kết các nền văn hóa trong thế giới tinh thần. Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà hình thức du lịch này ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc cùng những yếu tố linh thiêng khác. Người dân đang tiếp cận và nhìn nhận du lịch tâm linh theo hướng tích cực cả về khía cạnh tôn giáo cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Xuân Quang
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Ồ ạt đầu tư làm du lịch tâm linh

Ồ ạt đầu tư làm du lịch tâm linh

6 năm trước

Trong những năm gần đây, du lịch tâm linh nở rộ thành một phần quan trọng của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt các dự án du lịch tâm linh lại xuất hiện nhiều mặt trái,...
Tránh nóng vội, chủ quan, chuyển từ cực này sang cực khác quá nhanh

Tránh nóng vội, chủ quan, chuyển từ cực này sang cực khác quá nhanh

2 năm trước

(Dân sinh) - Theo Chủ tịch Quốc hội, thực hiện chủ trương của Trung ương và Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, chúng ta vẫn có cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện phòng, chống...
Các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân

Các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân

2 năm trước

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, dẫn đến việc sản xuất kinh doanh ở các khu công...
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở công nhân

Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở công nhân

2 năm trước

Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như các...