THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:04

TP.HCM tăng cường giám sát viêm phổi nặng liên quan cúm A (H5N1)

26/02/2023 | 06:53
Ngay sau khi tiếp nhận công văn của Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng liên quan cúm A (H5N1), ngày 25/2, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai trước tình hình dịch diễn biến phức tạp.

Theo đó, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) triển khai các biện pháp giám sát chặt người nhập cảnh đi/đến/ở từ vùng có dịch cúm gia cầm A (H5N1) và phối hợp với các trạm kiểm dịch động vật trong giám sát gia cầm, thủy cầm vào Việt Nam qua cửa khẩu.

Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM nhằm xác định nguyên nhân và triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế lây lan diện rộng.

Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM là đơn vị làm đầu mối, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức theo quy định.

Đối với Trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức, Sở Y tế yêu cầu phối hợp với Phòng Y tế tham mưu UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm A (H5N1) theo chỉ đạo của UBND TP.HCM và hướng dẫn của các sở, ngành liên quan.

Đồng thời, tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Đặc biệt chú ý đến các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng dịch và báo cáo ngay về HCDC để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Ngành Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh cúm gia cầm. Ảnh minh họa

Ngành Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh cúm gia cầm. Ảnh minh họa

Ngành Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh cúm gia cầm tại cửa khẩu và tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm "Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người" theo quyết định số 30 năm 2008 của Bộ Y tế và tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi diễn tiến bất thường, đặc biệt có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết.

Những trường hợp này cần hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để được chẩn đoán, cách ly điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong. Báo cáo khẩn về HCDC để được điều tra dịch tễ, lấy mẫu giám sát kịp thời.

Riêng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM phải đảm bảo nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc để tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định cúm A (H5N1) theo đúng quy định. Tổ chức tập huấn lại về chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Ngày 24/2, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM ký công văn gửi khẩn Giám đốc Sở Y tế 20 tỉnh, thành phía Nam về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do vi rút sau khi tại Camphuchia ghi nhận 2 ca nhiễm cúm gia cầm A (H5N1).

Theo Viện Pasteur TP.HCM, thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan đầu mối y tế quốc tế của Việt Nam, tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (có đường biên giới với Việt Nam) đã ghi nhận 2 trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1), trong đó có 1 trường hợp tử vong và 1 số trường hợp bệnh nghi ngờ.

Trước bối cảnh trên, Viện Pasteur TP.HCM đề nghị Giám đốc Sở Y tế của 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam tập trung giám sát, phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn. Đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng có dịch. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế giám sát chặt chẽ người ra/vào/ở vùng có dịch cúm gia cầm A (H5N1). Phối hợp với đơn vị kiểm dịch động thực vật giám sát gia cầm, động vật thủy sản vào Việt Nam qua cửa khẩu và qua đường mòn lối mở.

Các Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm và chia sẻ thông tin liên ngành. Việc xử lý ổ dịch cúm gia cầm được thực hiện theo quy định hiện hành.

Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và cơ sở y tế để xử lý kịp thời, hạn chế lây lan ra diện rộng. Lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.

Viện Pasteur TP.HCM đề nghị các tỉnh triển khai ngay công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh gia cầm như vệ sinh cá nhân; không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang.

PV
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.