THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 05:26

Truyền thông về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ

18/10/2019 | 17:00

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc Hội thảo. 


Một hội thảo rất nhân văn và ý nghĩa

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà tại Hội thảo. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà lý giải, Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh “Bộ tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ Việt Nam” vừa được công bố. Bộ tài liệu này được cộng đồng xã hội và giới truyền thông rât quan tâm. “Sau khi có tài liệu của Quỹ BTTEVN, chúng ta cần thảo luận tiếp việc truyền thông để đưa các tài liệu này đến được với các vùng sâu, vùng xa, các vùng có nhiều đối tượng trẻ tự kỷ”, Thứ trưởng nói. 

Thông tin từ Hội thảo cho hay, tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ LĐTBXH, nước ta có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng lên. 
 
 
Tổng biên tập TC GĐTE Phùng Quốc Việt phát biểu tại Hội thảo. 
 
Thời gian qua, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã được can thiệp, điều trị điều trị theo nhiều phương pháp tại các trung tâm, gia đình khác nhau: giáo dục tâm lý, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập vận động; thành lập các mô hình can thiệp sớm. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác chăm sóc, trợ giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Số trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng, độ tuổi được chẩn đoán ngày càng nhỏ, nhưng số trẻ tự kỷ trong cộng đồng ngày càng gia tăng. Nơi thăm khám và điều trị chỉ có ở các thành phố lớn, còn ở những khu vực vùng sâu, vùng xa hoàn toàn không có. Hiện chưa có nơi nào nhận chăm sóc và nuôi dưỡng người tự kỷ không sống độc lập được khi không có người thân.
 

Toàn cảnh Hội thảo. 
 
Ngoài ra, các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng chưa mở, thiếu kỹ năng và phương pháp chăm sóc khoa học. Cơ sở vật chất bị xuống cấp, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng; thiếu giáo viên giáo dục đặc biệt, cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ còn ít và chưa được đào tạo về công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ tự kỷ; chưa có các dịch vụ trị liệu tâm lý, dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc và phục hồi chức năng.

Thúc đẩy vai trò của dịch vụ công tác xã hội thông qua truyền thông

Tại Hội thảo, các đại biểu là chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, thương binh và xã hội đều có chung nhận định, để chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiệu quả thì ngoài điều trị y tế, các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc cũng rất quan trọng. Đó là các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, tham vấn, sử dụng ngôn ngữ trị liệu, tổ chức trò chơi mang tính chất hướng ngoại và trợ giúp khác tại cộng đồng. 
 
“Tôi đã làm việc tại Bắc Ninh, có đến thăm các gia đình, nhóm trẻ có đối tượng trẻ em có nguy cơ bị tự kỷ rất cao, nhất là đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Việc can thiệp sớm cho nhóm đối tượng này sẽ có hiệu quả tích cực”, Thứ trưởng nói.
 
 
Ông Phạm Đại Đồng, Trưởng phòng chính sách xã hội, Cục Bảo trợ xã hội. 

TS. Nguyễn Hiệp Thương (Khoa Công tác Xã hội - Trường ĐHSP Hà Nội) nhấn mạnh, nghề Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. TS. Thương đề xuất, để thúc đẩy vai trò của ngành công tác xã hội trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, cần bổ sung luật người khuyết tật phân loại trẻ khuyết tật thành nhóm đối tượng người khuyết tật độc lập; Đưa nội dung CTXH với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trong chương trình đào tạo NVCTXH; Xây dựng và triển khai các khóa tập huấn ngắn hạn, trung hạn cho NVCTXH về lĩnh vực này; Khuyến khích các nghiên cứu khoa học các cấp về lĩnh vực CTXH với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ; Khuyến khích các khóa đào tạo tại nước ngoài và tại Việt Nam do chuyên gia nước ngoài phụ trách. Đồng thời phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp, đang dạng hóa loại hình trợ giúp từ các dịch vụ sàng lọc, khám, đánh giá, chẩn đoán tự kỷ cho tới các dịch vụ can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, trị liệu, tham vấn dành cho trẻ tự kỷ; Đa dạng hóa loại hình dịch vụ dành cho trẻ tự kỷ và gia đình như dịch vụ công, dịch vụ tư, dịch vụ bán công, dịch vụ trong các cơ sở y tế, dịch vụ trong các cơ sở giáo dục; Các chính sách về bảo hiểm y tế; giáo dục hòa nhập; Bảo trợ xã hội… 
 
 
TS. Nguyễn Hiệp Thương, Khoa công tác xã hội - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Truyền thông với vai trò và trách nhiệm xã hội đối với chứng tự kỷ là đem lại nhận thức đúng đắn về hội chứng này và nêu bật được tầm quan trọng của việc chăm sóc, can thiệp sớm, toàn diện đối với trẻ tự kỷ. Theo các chuyên gia và các đại biểu là cha mẹ của trẻ tự kỷ, người đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất là người quan tâm, quan sát theo dõi những vấn đề của trẻ tự kỷ, áp dụng các biện pháp phù hợp để can thiệp, hỗ trợ cho trẻ. Do đó, báo chí có vai trò truyền tải thông tin, cung cấp thông tin cho gia đình trẻ có biết sớm, tìm hiểu thông tin, phương pháp can thiệp phù hợp để nhiều người dân biết, tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan. 
 
 
TS. Đinh Nguyễn Trang Thu - Trưởng bộ môn Phương pháp giảng dạy Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi các ý kiến về thực trạng, những khuyến nghị với cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông để có thể phối hợp, tương tác thực hiện hiệu quả. Các khuyến nghị với gia đình trong việc chăm sóc trẻ; khuyến nghị với nhà trường, giáo viên để phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ em tự kỷ. 

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đề nghị, trên cơ sở ý kiến các chuyên gia, đại biểu, Cục Bảo trợ xã hội và các cơ quan ban hành chính sách có thể nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí, các cơ sở liên quan để nghiên cứu các chính sách cho nhóm đối tượng trẻ tự kỷ, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng về phối hợp với Thanh tra Bộ giám sát các cơ sở có chăm sóc trẻ em, quan tâm đến các trường dân tộc nội trú, các cơ sở bảo trợ xã hội có liên quan đến tôn giáo mà chăm sóc trẻ em, triển khai Quyết định số 1438 về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại cộng đồng. 

Tạp chí Gia đình và Trẻ em tăng cường nghiên cứu, đề xuất cho Bộ về các chính sách; các giải pháp truyền thông về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ. Trong Tạp chí cũng cần quan tâm đến việc hỗ trợ cụ thể cho nhóm trẻ em tự kỷ; đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động hiệu quả hơn nữa. 

Bài: Thảo Vân/ Ảnh: Thanh Huyền/ GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.