THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:50

TS. Nghiêm Nguyệt Thu: Tăng cường chất lượng sống để hỗ trợ phòng dịch

14/12/2020 | 07:26

TS. Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (người ngồi giữa).


Cần ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm để tăng cường sức đề kháng

Thưa TS. Nghiêm Nguyệt Thu, những bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp - được coi là đối tượng nguy hiểm nếu nhiễm Covid-19. Với những người mắc bệnh lý nền mãn tính này, cần phải lưu ý gì về chế độ chăm sóc dinh dưỡng để phòng, chống dịch bệnh?

Đối với những người bệnh bị tiểu đường và huyết áp là các bệnh mãn tính, không lây nhiễm, bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc điều trị đúng và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thực hiện tốt các hướng dẫn phòng bệnh do Bộ Y tế ban hành.

Về chế độ chăm sóc dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp như bác sĩ đã hướng dẫn. Ví dụ, đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, việc quan trọng là phải kiểm soát được lượng bột đường trong thực phẩm của mình. Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm có chất bột đường như cơm, bún, phở, ngô, khoai… với số lượng ổn định, ưu tiên các loại gạo lức, gạo giã dối. Ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, ăn nhiều rau, ăn rau trước khi ăn cơm; quả chín ưu tiên ăn nguyên dạng hơn là vắt nước quả, xay sinh tố, ăn đủ các loại thịt, cá, đậu đỗ…

Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp, cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, phải bảo đảm đủ các loại thực phẩm cung cấp các chất đạm tốt cho cơ thể. Ngoài ra, cần tuân thủ chế độ ăn giảm muối, không ăn mặn, hạn chế các loại nước ngọt, bánh kẹo…

Cuối cùng, bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực và giữ cho tinh thần thoải mái để tăng cường khả năng miễn dịch.

 

Trái cây khô và các loại hạt khô là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp calo, protein, chất béo thiết yếu, vitamin và các khoáng chất.


Tăng cường chất lượng sống để hỗ trợ phòng dịch và điều trị bệnh nền


Bệnh nhân bị ung thư phổi được coi là đối tượng nguy hiểm trong mùa dịch Covid-19, gia đình cần làm gì về mặt dinh dưỡng để chăm sóc người bệnh được tốt nhất, thưa TS. Nghiêm Nguyệt Thu?

Người bị ung thư phổi thì sức đề kháng suy giảm hơn so với người bình thường, nên dễ mắc dịch bệnh hơn, vì vậy cần nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch.

Nên hạn chế tiếp xúc nguồn lây nhiễm, không nên đến chỗ đông người, hoặc tránh gặp gỡ những người ở vùng có dịch, tránh tiếp xúc gần những người đang bị ho, sốt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Giữ vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ môi trường sống sạch sẽ… như các chuyên gia y tế đã chia sẻ.

Bệnh nhân ung thư rất cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phòng tránh việc sụt cân, cần phải ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm khác nhau để có thể tăng cường sức đề kháng. Khi đó, chế độ ăn không những hỗ trợ để phòng bệnh mà còn có hỗ trợ trong việc điều trị của bệnh nhân ung thư, đồng thời tăng cường chất lượng sống.

Thông thường, ăn đủ ba bữa chính và thêm bữa phụ, trong bữa ăn có đủ khẩu phần chất đạm, các loại hoa quả, các thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất.

Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như một số loại sữa cho bệnh nhân ung thư. Không nên uống bia, rượu, thuốc lá và cần duy trì hoạt động thể lực, tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Bệnh nhân ung thư sức đề kháng suy giảm hơn so với người bình thường, cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phòng tránh sụt cân. Ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm để tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Tiến sĩ có những lưu ý gì gửi tới cho người dân trong mùa dịch?

Người dân cần ăn uống đa dạng và đầy đủ các thực phẩm tăng cường miễn dịch tự nhiên như thịt, cá, trứng, các loại quả chín, các loại sữa giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Về phía những người làm dinh dưỡng, chúng tôi rất mong người dân có kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng để có thể tự mình bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, đồng thời có cuộc sống lành mạnh và tìm thấy niềm vui trong việc ăn uống.

Xin cảm ơn TS. Nghiêm Nguyệt Thu!

Cường Việt/TC GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.