THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 03:23

Tuần lễ Vàng Ươm mầm hạnh phúc 2022: Lan tỏa những giá trị nhân văn

30/05/2022 | 05:28
Ngày 29/05/2022, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản (2012 - 2022) và Hội thảo tổng kết “Tuần lễ Vàng Uơm mầm hạnh phúc 2022”, chủ đề “Trao yêu thương - nhận hạnh phúc”. Chương trình là một trong những hoạt động thường niên của bệnh viện, đánh dấu những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, đồng thời lan tỏa những giá trị nhân văn trong hành trình hỗ trợ cộng đồng.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền bên những em bé IVF đầu tiên của bệnh viện.

Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền bên những em bé IVF đầu tiên của bệnh viện.

Hạnh phúc đón con yêu sau nhiều năm nỗ lực chạy chữa

Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tiếp nhận hàng chục nghìn ca đến khám và điều trị. Trong đó, rất nhiều trường hợp thành công mà câu chuyện của họ không chỉ là minh chứng cho những điều “kỳ diệu” của y học hỗ trợ sinh sản hiện đại mà còn là nguồn động lực to lớn cho những ai đang trong hoàn cảnh tương tự có thêm hy vọng.

Mỗi gia đình là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng cuối cùng, họ đã chạm vào hạnh phúc thiêng liêng. Như trường hợp gia đình chị Đỗ Thị Thu - anh Ma Minh Ngọc (Nam Định). Anh mắc hội chứng Klinefelter (nam giới mắc hội chứng này có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X, có bộ nhiễm sắc thể (NST) 47XXY (bình thường là 46XY) với đặc trưng là suy sinh dục, rối loạn nội tiết, tinh hoàn teo nhỏ, khả năng sinh tinh kém hoặc không sinh tinh) tưởng chừng không thể có được đứa con của chính mình. Cuối cùng, nhờ được can thiệp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE tại bệnh viện và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON - IVF) với trứng của vợ, cuối cùng, vợ chồng anh đã hạnh phúc đón bé sau nhiều năm nỗ lực chạy chữa.

Hay gia đình chị Phạm Thị Bích - anh Nguyễn Quốc Hưng (Lai Châu) phải mất 13 năm ròng “tìm con” với rất nhiều trăn trở. Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ - anh Hà Khánh Cương (Thái Nguyên) thì không may hai vợ chồng mang gene Thalassemia, khả năng cao sinh con tự nhiên sẽ mắc bệnh do di truyền từ bố mẹ. Do đó, anh chị đã được bác sĩ tư vấn thực hiện TTTON, đồng thời áp dụng chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trước chuyển phôi để có thể sinh bé khoẻ mạnh.

Ngoài ra, nhiều trường hợp đặc biệt khác như gia đình hiếm muộn nhiều năm (vợ tắc vòi trứng, chồng tinh trùng yếu), gia đình có chồng bị quai bị, ảnh hưởng đến việc sinh con tự nhiên khi tuổi cũng đã lớn, phải can thiệp kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE... được chữa trị thành công.

Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ - anh Hà Khánh Cương (Thái Nguyên) mang gene Thalassemia đã sinh được em bé khỏe mạnh nhờ phương pháp TTTON.

Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ - anh Hà Khánh Cương (Thái Nguyên) mang gene Thalassemia đã sinh được em bé khỏe mạnh nhờ phương pháp TTTON.

Nhiều kỹ thuật mới giúp vợ chồng hiếm muộn có được đứa con mơ ước

Có thể nói, những năm qua một số kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng đã và đang mang đến cơ hội có con cho ngày càng nhiều những trường hợp hiếm muộn khó, có tiên lượng thấp. Điển hình, trong điều trị hiếm muộn nam, việc áp dụng phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE đã mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Micro TESE là phương pháp can thiệp sâu để bác sĩ bóc tách từng mô tinh hoàn, tìm tinh trùng để làm TTTON. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các trường hợp các trường hợp nam giới vô sinh không tắc nghẽn do những nguyên nhân như: teo tinh hoàn do quai bị, hội chứng Sertoli, hội chứng sinh tinh giữa chừng, các bất thường về gen (hay gặp nhất là đột biến mất đoạn gen AZF trên nhiễm sắc thể Y), bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Klinefelter). Có rất nhiều bệnh nhân vô tinh đã từng làm các kỹ thuật PESA, TESE không tìm thấy tinh trùng đã thành công nhờ Micro TESE và có được đứa con của chính mình.

Một kỹ thuật khác cũng được áp dụng thành công là kỹ thuật bơm Gel chống dính vào buồng tử cung sau phẫu thuật kết hợp với liệu pháp hormone. Kỹ thuật này giúp cải thiện đáng kể hiện tượng tái dính sau phẫu thuật, tỷ lệ thành công cao, lên tới 70%-80% (không dính buồng tử cung sau phẫu thuật), mở ra nhiều cơ hội có con cho các cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh-hiếm muộn.

Với Hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động (Timelapse) tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) để theo dõi và đánh giá quá trình hình thành và phát triển của phôi. Timelapse cho phép thu thập hình ảnh phôi được ghi nhận tự động trong tủ cấy phôi, không bị gián đoạn khi đang nuôi cấy mà vẫn có hình ảnh của toàn bộ quá trình, hỗ trợ chuyên viên phôi học đánh giá chính xác chất lượng phôi và lựa chọn những phôi tốt nhất để chuyển.

Hiện nay, bệnh viện lựa chọn hệ thống Timelapse EmbryoScope bởi hai ưu điểm lớn. Thứ nhất, đây là hệ thống nuôi phôi ổn định và có kinh nghiệm nhất từ năm 2008 đã được hoàn chỉnh hệ thống cho đến năm 2020 và chiếm 90% báo cáo của các chuyên gia về Timelaspe. Điều này bảo đảm phôi được nuôi cấy ở điều kiện tối ưu. Thứ hai, hệ thống tích hợp dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất thế giới dựa trên cơ sở của 100 nghìn phôi với thuật toán hoàn chỉnh từ ngày 1 đến ngày 5. Do đó, kết quả phân tích phôi sẽ nhanh chóng và chính xác hơn.

Các gia đình nhận gói hỗ trợ 50% chi phí thực hiện TTTON.

Các gia đình nhận gói hỗ trợ 50% chi phí thực hiện TTTON.

Có rất nhiều ca bệnh hiếm muộn khó điều trị, nhưng tại bệnh viện vẫn đạt tỷ lệ thành công cao nhờ áp dụng phác đồ điều trị và can thiệp y khoa thích hợp, tỷ lệ thành công trung bình từ 65-70%. Qua từng năm, tỷ lệ điều trị thành công cho bệnh nhân hiếm muộn cần can thiệp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, điển hình là IVF càng tăng.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện chia sẻ: “Hơn ai hết, chúng tôi cũng hiểu rõ gánh nặng chi phí mà các cặp vợ chồng phải chi trả để theo đuổi quá trình điều trị lâu dài dù chi phí này so với các nước trong khu vực đã thấp hơn nhiều. Do đó, ngoài nỗ lực trong công tác chuyên môn, chúng tôi luôn cố gắng để giúp đỡ các cặp vợ chồng rút ngắn thời gian trên hành trình tìm kiếm con yêu”. 

Hoàng Nam
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp

Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp

1 năm trước

Vừa qua, đã diễn ra hội thảo online “Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp” do MetaMinds tổ chức với sự đồng hành của Thương hiệu sách Y học MedInsight và Công ty Công nghệ eDoctor.
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

1 năm trước

Khi các bé còn nhỏ tuổi, cha mẹ không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, cuộc sống,.. nhưng thông qua các câu truyện cổ tích các bé lại học được rằng trong cuộc sống phải...
Khánh Thi và Phan Hiển “rục rịch” làm đám cưới

Khánh Thi và Phan Hiển “rục rịch” làm đám cưới

1 năm trước

Tại SEA Games 31, cặp nhảy Phan Hiển – Thu Hương đã đoạt 3 Huy chương Vàng ở bộ môn Khiêu vũ Thể thao (Dancesport). Khánh Thi với vai trò huấn luyện viên đã đóng góp rất lớn cho thành công...
Thông báo tìm nữ sinh 13 tuổi rời nhà đi gần một tháng chưa về

Thông báo tìm nữ sinh 13 tuổi rời nhà đi gần một tháng chưa về

1 năm trước

Trưa ngày 25/4, sau khi đi học về như bình thường thì cháu rời khỏi nhà cho đến nay chưa về. Hiện người thân của cháu đang nhờ cộng đồng mạng cùng chung tay chia sẻ thông tin để tìm kiếm...