THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 01:57

Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em ở Việt Nam giảm mạnh trong đại dịch COVID-19

20/04/2023 | 20:13
Ngày 20/4, UNICEF công bố Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới 2023 với chủ đề: “Vắc-xin cho mọi trẻ em”. Báo cáo chỉ ra, 67 triệu trẻ em trên toàn cầu, trong đó có gần 250.000 trẻ em ở Việt Nam bị bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vắc-xin trong hơn ba năm dịch COVID-19 (từ năm 2019 tới năm 2021) do các dịch vụ tiêm chủng bị gián đoạn vì hệ thống y tế quá tải, nguồn lực khan hiếm và bị phân tán, tình trạng xung đột và dễ bị tổn thương, sự sụt giảm niềm tin của người dân vào tiêm chủng.
Trẻ cần được tiêm vắc - xin đầy đủ để phòng trách dịch bệnh. Ảnh: Trương Việt Hùng/ UNICEF Việt Nam

Trẻ cần được tiêm vắc - xin đầy đủ để phòng trách dịch bệnh. Ảnh: Trương Việt Hùng/ UNICEF Việt Nam

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc-xin” nhiều nhất thế giới

Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới 2023: Vắc-xin cho mọi trẻ em cho thấy 48 triệu trẻ em trên toàn cầu đã không được tiêm liều vắc xin nào, hay còn gọi là “0 liều vắc-xin”. Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc-xin” nhiều nhất thế giới, với số lượng 187.315 trẻ em dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vắc xin nào trong năm 2021.

Trên thế giới, những trẻ không được tiêm chủng đến từ các cộng đồng nghèo, xa xôi và chịu nhiều thiệt thòi nhất và đôi khi trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột. Các dữ liệu mới được tổng hợp phục vụ báo cáo của Trung tâm Công bằng Y tế Quốc tế cho thấy trong nhóm những hộ gia đình nghèo nhất, cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ không được tiêm ngừa vắc xin, trong khi đó, đối với nhóm những hộ gia đình giàu có nhất, tỷ lệ này chỉ là 1 trên 20. Báo cáo cho thấy trẻ em không được tiêm chủng thường sống tại các cộng đồng khó tiếp cận, ví dụ như khu vực nông thôn hoặc khu ổ chuột đô thị. Mẹ của các em thường không được đi học và có ít có tiếng nói trong các quyết định của gia đình. Đây là các thách thức lớn nhất đối với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở mức 1 trên 10 em ở khu vực thành thị và 1 trên 6 em ở nông thôn.

Tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở thành thị cao hơn khoảng 1,5 lần so với trẻ em sống ở nông thôn (6,3% - 4,2%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm các hộ gia đình nghèo nhất cao gần gấp đôi so với nhóm các hộ gia giàu nhất (13,5% - 6,6%).

Ưu tiên ngân sách cho các dịch vụ tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ảnh: Trương Việt Hùng/ UNICEF Việt Nam

Ưu tiên ngân sách cho các dịch vụ tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ảnh: Trương Việt Hùng/ UNICEF Việt Nam

Cần gia tăng nguồn lực tài chính cho công tác tiêm chủng

Bà Lesley Miller, Phó Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: Khi đại dịch bùng phát, hoạt động tiêm chủng cho trẻ em bị gián đoạn ở hầu hết các quốc gia, kể cả ở Việt Nam, đặc biệt là do nhu cầu tăng cao đối với hệ thống y tế, điều chuyển nguồn lực tiêm chủng thường xuyên sang tiêm chủng chiến dịch vắc xin COVID-19, sự thiếu hụt nhân viên y tế và thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà. Một nguyên nhân nữa là sự chậm trễ trong công tác mua sắm cung ứng vắc xin hiện nay.

“Chúng tôi rất quan ngại về khả năng bùng phát các dịch bệnh đáng ra có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng, đặc biệt là bệnh sởi. Trẻ em được sinh ra ngay trước hoặc trong thời gian xảy ra đại dịch, hiện đang bước qua độ tuổi thông thường đã được tiêm chủng. Điều này cho thấy sự cần thiết phải hành động một cách nhanh chóng, cấp thiết để kịp thời tiêm phòng cho những trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ và ngăn chặn sự bùng phát của các dịch bệnh có thể gây chết người”, bà Lesley Miller nói.

Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra rằng trong đại dịch COVID-19, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiêm chủng cho trẻ em đã suy giảm ở 52 trong tổng số 55 quốc gia được nghiên cứu. Niềm tin về tiêm chủng thay đổi theo từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo rằng một số yếu tố diễn ra đồng thời có thể làm gia tăng tình trạng do dự khi tiêm vắc - xin. Những yếu tố này bao gồm sự không chắc chắn về công tác ứng phó với đại dịch, mức độ tiếp cận thông tin sai ngày càng gia tăng, niềm tin vào công tác chuyên môn ngày càng giảm bên cạnh tình trạng phân cực về chính trị. Để tất cả trẻ em đều được tiêm chủng thì một việc vô cùng quan trọng là phải tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và cung cấp cho những người lao động tuyến đầu, hầu hết là nữ, những nguồn lực và hỗ trợ mà họ cần. Báo cáo của UNICEF cho thấy, phụ nữ là lực lượng tiến hành tiêm chủng ở tuyến đầu nhưng họ thường nhận được mức lương thấp, công việc không chính thức, thiếu đào tạo chuyên môn bài bản, ít cơ hội phát triển nghề nghiệp, đồng thời họ cũng phải đối mặt với các mối đe dọa về an toàn.

Nhằm giải quyết vấn đề về khủng hoảng liên quan đến sự sống còn của trẻ em, UNICEF đang kêu gọi các chính phủ tăng cường cam kết về gia tăng nguồn lực tài chính cho công tác tiêm chủng và hợp tác với các bên liên quan để khai thác các nguồn lực sẵn có, khẩn trương thực hiện và đẩy nhanh các nỗ lực tiêm chủng để bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa các dịch bệnh bùng phát. Theo bà Lesley Miller, kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng toàn dân lớn nhất chống lại dịch bệnh COVID-19 đã tạo một nền tảng tốt để Việt Nam có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng chậm cung ứng vắc-xin hiện nay và nhanh chóng tiêm bổ sung cho những em chưa được tiêm chủng.

“Tiêm chủng thường xuyên và hệ thống y tế vững mạnh là những cách thức tốt nhất để ngăn chặn những mất mát và tử vong không nên có, cũng như phòng ngừa các đại dịch trong tương lai”, bà Lesley Miller nhấn mạnh.

Báo cáo kêu gọi các Chính phủ:

- Nhanh chóng xác định và tiếp cận tất cả các trẻ em, đặc biệt là những trẻ không được tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.

- Tăng cường nhu cầu tiêm chủng, bao gồm xây dựng niềm tin của người dân.

- Ưu tiên ngân sách cho các dịch vụ tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Xây dựng hệ thống y tế có khả năng chống chịu cao, thông qua đầu tư cho nữ nhân viên y tế, đầu tư vào đổi mới sáng tạo và sản xuất trong nước.

Vân Nhi
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hơn 1,5 triệu hộp sữa trao cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ninh

Hơn 1,5 triệu hộp sữa trao cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ninh

1 năm trước

Ngày 14/4 tại huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, Vinamilk và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã chính thức khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2023, năm thứ 16 của chương trình này. Năm 2023,...
Thiếu nhi làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn

Thiếu nhi làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn

1 năm trước

Mới đây, Quận Đoàn, Hội đồng Đội, Nhà thiếu nhi quận Phú Nhuận, TP HCM tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi Phú Nhuận làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn” năm 2023.
Vòng Bán kết khu vực sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới”

Vòng Bán kết khu vực sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới”

1 năm trước

Hội đồng Đội Trung ương vừa tổ chức vòng bán kết khu vực sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới" tại TPHCM và tỉnh Bình Dương.
Phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2023

Phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2023

1 năm trước

Hưởng ứng lời kêu gọi về Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tạp chí Trẻ em Việt Nam - Cơ quan ngôn luận của Hội Bảo vệ quyền trẻ em...