THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:57

Ươm “mầm xanh” trên khắp nẻo biên cương

16/04/2022 | 13:09
Qua nhiều năm triển khai, Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng” đã và đang chắp cánh cho nhiều học sinh là con em dân tộc khu vực biên giới có hoàn cảnh khó khăn tự tin đến trường và có môi trường phát triển tốt.
Cán bộ Đồn Biên phòng Đắc Ơ, BĐBP Bình Phước hướng dẫn “Con nuôi” học tập. Ảnh: Hồng Ánh

Cán bộ Đồn Biên phòng Đắc Ơ, BĐBP Bình Phước hướng dẫn “Con nuôi” học tập. Ảnh: Hồng Ánh

“Bố nuôi quân hàm xanh”

Nhiều năm nay, hình ảnh những “Bố nuôi quân hàm xanh” hằng ngày đưa, đón “Con nuôi” đến trường đã trở thành hình ảnh đẹp, gần gũi và hết sức ấm áp trong lòng đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Các cháu có tình cảm, yêu mến các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng (BÐBP), hiểu nhiều hơn nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc; hình thành và phát triển tình yêu quê hương, đất nước; nhiều cháu có nguyện vọng sau này trở thành chiến sĩ BÐBP, đây chính là sự “ươm mầm lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp” cho tương lai.

Theo Bộ Tư lệnh BÐBP, trước thực trạng khu vực biên giới nước ta còn nhiều tồn tại so với các địa bàn khác như: Hệ thống chính trị cơ sở còn hạn chế; cơ sở hạ tầng khó khăn; cơ sở y tế chưa được bảo đảm; tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học, không có điều kiện đến trường còn cao; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại… năm 2016, với phương châm "Ðồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt" và tinh thần "Trao con chữ, truyền hi vọng", Bộ Tư lệnh BÐBP đã phát động, triển khai Chương trình "Nâng bước em tới trường" trong toàn lực lượng, nhằm động viên, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi không nơi nương tựa… được đến trường học tập. Trong đó, tập trung giúp đỡ các cháu từ lớp 1 - 12 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con gia đình chính sách, người có uy tín, dân tộc thiểu số rất ít người...

Ðến nay, lực lượng BÐBP đã đỡ đầu cho trên 5.000 lượt học sinh khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền khoảng 95 tỷ đồng. Trong đó, có gần 1.000 em mồ côi không nơi nương tựa và gần 200 em của nước bạn Lào và Campuchia.

Chương trình đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ, minh chứng qua thành tích học tập, rèn luyện của các cháu nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước. Trong đó, có 59 cháu đạt giải ở kỳ thi học sinh giỏi các cấp; gần 3.000 lượt cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường; 132 cháu đỗ các trường đại học, cao đẳng với nhiều cháu đỗ điểm cao vào các trường chất lượng.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị BÐBP đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo để hỗ trợ, bổ trợ, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình, như: Mô hình “Bữa sáng cho em” (Biên phòng Sơn La); “Bánh mì bộ đội” (Biên phòng Quảng Trị); “Bếp ăn tình thương” (Biên phòng Gia Lai); “Tủ sách thanh niên - Nâng bước em tới trường” (Biên phòng Quảng Ngãi); “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” (Biên phòng Bình Ðịnh); “Sân trường cho em” (Biên phòng Phú Yên); “Tiết kiệm tiền lẻ - Chia sẻ khó khăn” (Biên phòng Cà Mau) và các Chương trình “Học kỳ Quân đội” (Biên phòng Sơn La), “Thắp sáng ước mơ cho em” (Biên phòng Nghệ An), “Tay kéo biên phòng” (Biên phòng Lai Châu)...

Chương trình đã được lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao; đồng thời được lan tỏa trong cả nước:

- Năm 2016, Chương trình được Trung ương Ðoàn TNCSHCM bình chọn là "Công trình Thanh niên tiêu biểu toàn quốc".

- Năm 2017, Chương trình được Hội LHTN Việt Nam và tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam bình chọn là một trong 8 giải thưởng "Tình nguyện quốc gia".

- Hiện nay, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025,

Bộ Quốc phòng đã giao cho

Bộ Tư lệnh BÐBP chủ trì xây dựng, triển khai dự án "Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường".

Tuy nhiên, trước thực tế nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa... mặc dù đã được hỗ trợ, giúp đỡ nhưng vẫn có nguy cơ bỏ học giữa chừng, Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh BÐBP phát động, triển khai thực hiện chương trình “Con nuôi đồn Biên phòng”. Hiện nay, các đồn Biên phòng đang nhận nuôi 356 cháu, trong đó có 271 cháu nuôi tại đồn, 85 cháu nhận nuôi tại gia đình. Trong đó, có 41 cháu mồ côi cả cha và mẹ; 180 cháu mồ côi cha hoặc mẹ; 5 cháu là con liệt sĩ; 3 cháu khuyết tật... Các cháu được bố trí nơi ăn nghỉ, góc học tập riêng và có cán bộ kèm cặp giúp đỡ.

Cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang cắt tóc cho “Con nuôi”. Ảnh: Nguyễn Bích

Cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang cắt tóc cho “Con nuôi”. Ảnh: Nguyễn Bích

Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực biên giới

Tại Hội nghị Tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Ðồn Biên phòng” giai đoạn 2016 - 2021, sáng 30/3, Trung tướng Ðỗ Danh Vượng, Bí thư Ðảng ủy, Chính ủy BÐBP khẳng định: Chương trình là sự kế tiếp truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam; là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Ðảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về tham gia phát triển kinh tế - xã hội; là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh BÐBP, thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân của cán bộ, chiến sĩ  BÐBP với đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Kết quả, hiệu quả của Chương trình góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa BÐBP với nhân dân; từng bước góp phần giải quyết những vấn đề hạn chế, khó khăn ở khu vực biên giới, nhất là vấn đề giáo dục; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số... Trực tiếp tham gia cùng các địa phương nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh; xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững chắc; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Ðồng thời, đây cũng là sự chuẩn bị nguồn lực rất tốt cho tương lai sau này, cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới. Hàng nghìn các cháu học sinh này chính là chủ nhân tương lai của biên giới, bằng sự đào tạo, bằng sự bồi dưỡng, bằng việc được đến trường sẽ trở thành những người có đủ tri thức, có đủ trình độ, có đủ khả năng để xây dựng quê hương, góp phần bảo vệ biên cương - nơi mình sinh ra và lớn lên.

NHỮNG CÂU CHUYỆN, NHÂN VẬT TIÊU BIỂU ẤN TƯỢNG

- Ðồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí Thư tỉnh ủy Sơn La nhận đỡ đầu 3 cháu;

- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội nhận đỡ đầu 10 cháu;

- Ðồn Biên phòng A Vao, BÐBP Quảng Trị mượn điểm trường cũ để đón 8 cháu là anh chị em ruột về gần đồn để chăm sóc;

- Ðồn Biên phòng Phố Bảng, BÐBP Hà Giang nhận nuôi tại đồn 3 cháu là chị em ruột.

Thảo Vân
Chiêm ngưỡng 10 mẫu xe đẹp mắt nhất hiện nay

Chiêm ngưỡng 10 mẫu xe đẹp mắt nhất hiện nay

1 tháng trước

Trước kia, việc tìm xe 7 chỗ đẹp tại Việt Nam khá khó khăn. Tuy nhiên từ khi các dòng xe 7 chỗ nhập khẩu tràn về Việt Nam, người dùng có nhiều lựa chọn xe hơi 7 chỗ đẹp, tiện nghi và an...
Những cuốn sách về bảo vệ môi trường trẻ nên đọc

Những cuốn sách về bảo vệ môi trường trẻ nên đọc

2 năm trước

Đây là những cuốn sách giàu cảm hứng, đầy đủ kiến thức khoa học, giúp nuôi dưỡng tình yêu với Trái đất thân thương và hướng dẫn độc giả bảo vệ môi trường bằng những hành...
Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022 tỉnh Bắc Ninh

Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022 tỉnh Bắc Ninh

2 năm trước

Ngày 15/4, tại Công viên Hồ điều hòa Văn Miếu (thành phố Bắc Ninh), UBND tỉnh Bắc Ninh đã khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh năm 2022. Dự khai mạc có bà Đào Hồng Lan,...
Tổ chức phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Tổ chức phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

2 năm trước

Hưởng ứng kỷ niệm 23 năm ngày người khuyết tật (NKT) Việt Nam 18/4, ngày 14/4 Trung tâm DVVL Hà Nội phối hợp với Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức Phiên GDVL lồng ghép...