THỨ NĂM, NGÀY 16 THÁNG 05 NĂM 2024 03:58

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm cho vùng DTTS

10/08/2019 | 06:20

 Vùng DTTS và miền núi vẫn là “lõi nghèo” của cả nước

Tại Hội thảo, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, tình hình KT-XH vùng DTTS và miền núi đã đạt được những thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện đã làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi. Sản xuất bước đầu đã phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo kết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn; giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang được quan tâm bảo tồn và phát huy; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh hơn bình quân của cả nước.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên vùng DTTS và miền núi vẫn là địa bàn khó khăn nhất, là lõi nghèo của cả nước. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thoát nghèo thiếu bền vững, vùng DTTS và miền núi ngày càng bị tụt hậu, đối tượng nghèo dần dần chỉ còn là hộ người DTTS và miền núi và có nguy cơ bị bỏ lại phía sau…luôn là những thách thức lớn đối với vùng DTTS và miền núi, đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

 

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm cho vùng DTTS - Ảnh 1Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, chính sách dân tộc cần phải đảm bảo mục tiêu công bằng giữa các nhóm dân tộc

Bên cạnh đó, vấn đề di cư tự phát, nhà ở tạm bợ, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…vẫn chưa giải quyết được hiệu quả. Cơ sở hạ tầng vùng DTTS vẫn còn rất thiếu và yếu kém: 54 xã chưa có đường ô tô kết nối UBND xã với UBND huyện; 187 xã chưa có đường đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông hóa; 3.400 thôn chưa có điện lưới… chất lượng giáo dục, y tế ở vùng DTTS và miền núi tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước; tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở một số nơi vẫn còn cao; tình hình an ninh trật tự vùng DTTS và miền núi vẫn tiền ẩn nhiều nguy cơ bất ổn….

Chính sách về dân tộc cần phải đảm bảo được mục tiêu công bằng giữa các nhóm dân tộc

Đánh giá cao những kết quả đã đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW và 25 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW nhất là trên phương diện xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng chỉ ra một thực tế đang hiện hữu là, dù tỷ lệ hộ nghèo là DTTS tuy có giảm nhanh nhưng vẫn còn rất cao; thu nhập bình quân của đồng bào DTTS vẫn rất thấp so với mức bình quân chung. Do vậy, để phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc rà soát, sửa đổi cũng như xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới phù hợp hơn.

Đặc biệt, cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo; nâng cao dân trí gắn với đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, hạn chế việc cho không mà thay vào đó ưu tiên các chính sách cho vay, hỗ trợ để bà con làm ăn phát huy tinh thần tự tực, tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò người có uy tín, già làng, trưởng thôn, bản, trưởng dòng họ trong cộng đồng người DTTS. Đồng thời, phát huy dân chủ cơ sở, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

 

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm cho vùng DTTS - Ảnh 2Dạy nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Nguyên Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước lưu ý, các chính sách về dân tộc cần đảm bảo 4 mục tiêu lớn, đó là tạo môi trường pháp luật, thể chế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc; giúp đỡ và tạo điều kiện cho các dân tộc nghèo, đặc biệt khó khăn phát huy nội lực, phấn đấu vươn lên, hội nhập vào sự tiến bộ chung của cả nước; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc; không ngừng tăng cường, củng cố xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Đại diện UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, những hoạt động liên quan đến rừng núi, lâm nghiệp là thế mạnh của bà con vùng DTTS và miền núi. Bởi vậy, trong quá trình xây dựng chính sách cần phải hướng đến mục tiêu làm sao để người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi sống được bằng lâm nghiệp, sống được bằng nghề rừng, phát huy được khả năng cũng như thế mạnh của người dân vùng DTTS và miền núi.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai- Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 24- NQ/TW và Chỉ thị 45-CT/TW  nhấn mạnh, trong thời gian tới khi xây dựng, triển khai các chính sách về dân tộc cần phải đảm bảo được mục tiêu công bằng giữa các nhóm dân tộc, công bằng cả chiều ngang lẫn chiều dọc, trong đó những nơi có điều kiện như nhau thì chính sách phải như nhau; nơi khó khăn nhất thì được xếp ưu tiên nhất. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai khẳng định, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu, nghiên cứu ý kiến của đại diện các địa phương, cùng các đại biểu tại hội thảo để có những đề xuất để Nghị quyết 24- NQ/TW chuyển biến một cách sâu sắc, toàn diện hơn; góp phần đưa công tác dân tộc trở thành chiến lược lâu dài, cấp bách, quan trọng trong chính sách quốc gia, cũng như chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Theo Châu Giang/baodansinh

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

7 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.