THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 02:51

Vai trò của vaccine cúm với mẹ bầu và thai nhi

21/01/2022 | 15:56
Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm để phòng ngừa bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi.

Vai trò của vaccine cúm với phụ nữ mang thai

Cúm là một bệnh lý rất phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh do virus gây ra và thường nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh thông thường. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, cúm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguy cơ này thường cao nhất vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm mà mẹ bầu có thể gặp phải là viêm phế quản, viêm phổi, sốc nhiễm trùng, viêm màng não và viêm não. Trong khi đó, trẻ sinh ra từ những người mẹ bị cúm có nguy cơ sinh non và nhẹ cân cao gấp 4 lần bình thường. Bệnh thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc trẻ tử vong ngay trong tuần đầu sau sinh.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có những biện pháp phòng ngừa cúm từ sớm. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là chủng ngừa bằng vaccine. Khi đi vào cơ thể, vaccine sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch để tạo ra kháng thể nhằm chống lại các đợt tấn công của mầm bệnh trong tương lai. Điều này giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị cúm cũng như khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng do bệnh cho cả mẹ và bé.

Theo nhiều nghiên cứu, việc tiêm vaccine ngừa cúm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và 40% nguy cơ phải nhập viện điều trị do cúm ở phụ nữ mang thai. Không chỉ vậy, kháng thể phát triển trong cơ thể người mẹ khi tiêm vaccine sẽ truyền qua nhau thai và giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm trong những tháng đầu sau sinh, khi trẻ còn quá nhỏ để tiêm phòng. Trẻ sơ sinh có mẹ tiêm vaccine ngừa cúm trong thai kỳ có nguy cơ phải nhập viện vì các vấn đề liên quan đến cúm thấp hơn 25% so với các bé có mẹ không tiêm phòng.

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt để vaccine phát huy tác dụng bảo vệ tối đa. Ảnh: Natividad

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt để vaccine phát huy tác dụng bảo vệ tối đa. Ảnh: Natividad

Vaccine cúm an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

Việc tiêm vaccine cúm được chứng minh là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Điều này là do đa số các vaccine cúm sử dụng đường tiêm đều được bào chế dưới dạng vaccine bất hoạt (chứa các mầm bệnh "đã chết") nên không có khả năng khởi phát bệnh cũng như ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngược lại, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ mang thai không được dùng các loại vaccine sống giảm độc lực, đa số được bào chế dưới dạng xịt mũi, trong suốt thai kỳ. Vì dù hiếm gặp, mầm bệnh còn sống trong các loại vaccine này vẫn có khả năng gây phơi nhiễm bệnh ở cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Mẹ bầu có thể tiêm vaccine cúm vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên cho đến trước khi sinh. Nếu đã tiêm vaccine cúm vào năm trước, phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm nhắc lại vào năm sau.

Dù được đánh giá là an toàn và không có nguy cơ gây khởi phát bệnh, vaccine cúm bất hoạt vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như: đau, sưng, bầm tím, cứng hoặc đỏ ở vị trí tiêm; sốt nhẹ; đau đầu; đổ mồ hôi; đau khớp hoặc đau cơ; mệt mỏi, suy nhược.

Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn này thường nhẹ và chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Nếu cảm thấy khó chịu, phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt để làm giảm các triệu chứng này.

Theo vnexpress.net
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Chế biến những món ăn giàu sắt đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

Chế biến những món ăn giàu sắt đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

2 năm trước

Những món ăn nhiều sắt là các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, hàu, lòng đỏ trứng... Cách sử dụng các loại thực phẩm này ra sao để không làm mất chất mà vẫn đảm...
Chế tạo thành công cảm biến phát hiện bất thường ở thai nhi

Chế tạo thành công cảm biến phát hiện bất thường ở thai nhi

2 năm trước

Vừa qua, TS. Đặng Thị Mỹ Dung, Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia TP. HCM cùng nhóm nghiên cứu phát triển và chế tạo thành công cảm biến sinh học vi lưu trên đế giấy bằng phương pháp...
20 bệnh nhi được ghép tủy thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế

20 bệnh nhi được ghép tủy thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế

2 năm trước

Sáng 21/1, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân thứ 20 ghép tủy thành công. Đồng thời, sơ kết 20 ca bệnh nhi ghép tế bào gốc đầu tiên thành công.