THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:32

Vẫn nhức nhối nạn bạo lực học đường

06/04/2022 | 06:01
Bạo lực học đường không đơn thuần là hành vi đánh nhau gây thương tích mà còn bao gồm cả việc quay video, đưa lên MXH để làm nhục người khác, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ việc mới nhất xảy ra tại trường THCS - THPT Hà Thành, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh cắt từ clip)

Vụ việc mới nhất xảy ra tại trường THCS - THPT Hà Thành, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh cắt từ clip)

Mặc dù mới chỉ có thời gian ngắn học sinh quay trở lại học trực tiếp, tuy nhiên, tại nhiều địa phương, đã có liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra. Những vụ việc này không đơn thuần chỉ là những hành vi đánh nhau dẫn đến thương tích cho cơ thể mà các em còn quay video và đưa lên mạng xã hội để làm nhục người khác gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tinh thần của nạn nhân.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh nữ học sinh lớp 8 Trường THCS - THPT Hà Thành, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị đánh hội đồng trước cổng trường. Đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận. Một tuần nay, nữ sinh này vẫn không thể đến trường, tinh thần hoảng loạn, thân thể tổn thương, mất ngủ, luôn có tâm lý sợ đám đông.

Một nữ sinh từng là nạn nhân của nạn bạo lực học đường chia sẻ với phóng viên: "Một năm trước con có xích mích với một chị ở lớp trên, con đã đến lớp xin lỗi chị ý rồi, con tưởng chị ý đã bỏ qua nhưng rồi chị ý kéo người đến đánh con"...

Nói về vấn đề bạo lực học đường, một phụ huynh nhận định: "Chuyện các cháu có xích mích có thể giải quyết bằng nhiều cách chứ không thể gọi bạn đến, kêu gọi mọi người trên mạng xã hội đến đánh hội đồng như thế".

Bạo lực học đường không phải là vấn đề của riêng học sinh mà cần sự chung tay của cả gia đình - nhà trường - xã hội. Việc để xảy ra bạo lực trong các nhà trường thì nhà trường và các cơ quan chức năng phải xử lý thật nghiêm, theo luật pháp.

"Bản thân nhà trường sẽ nâng cao hơn nữa công tác quản lý học sinh, giáo dục kỹ năng sống cho các em, đặc biệt là về vấn đề sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó, tập huấn cho đội ngũ giáo viên nắm bắt tâm sinh lý các em. Đặc biệt là sau sự việc này có sự phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ vòng ngoài trường" - Bà Đinh Thị Dung – Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hà Thành, TP Hà Nội:

Theo vtv.vn
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh dân tộc  thiểu số

Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh dân tộc thiểu số

2 năm trước

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đạo tạo, nhiều năm qua, Trường phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh để...
Nâng cao hiểu biết cho học sinh về mua bán người và bạo lực học đường thông qua cuộc thi vẽ tranh

Nâng cao hiểu biết cho học sinh về mua bán người và bạo lực học đường thông qua cuộc thi vẽ tranh

2 năm trước

Ngày 4/1/2022, trường THPT Mường Ảng tổ chức cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền với chủ đề: “Phòng chống mua bán người và Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học...
Phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học

Phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học

2 năm trước

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh chủ trì hội thảo của Thường trực Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực với chủ đề “Phòng, chống...