THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 07:00

Vì sao trẻ không thích học?

31/10/2022 | 08:08
Không chỉ những học sinh học kém mới chán học, ngay cả những em học rất giỏi cũng có thể rơi vào tình trạng này. Điều quan trọng là cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sát sao việc học tập của con cũng như nắm bắt được những thay đổi về tâm sinh lý của trẻ.
tre-chan-nan-khi-hoc-tieng-anh

Chán học vì bị cô miệt thị

Bữa cơm tối, khi bố mẹ đang say sưa bình luận chuyện chiến tranh và lạm phát, cô bé Minh Tú bất ngờ tuyên bố: Con không thích đi học nữa, từ ngày mai con nghỉ học! Không khí “thời sự” đang hừng hực bỗng trùng hẳn xuống. Người mẹ giật mình, suýt đánh rơi đôi đũa trên tay. Con bé vốn thích đến trường là thế, bỗng dưng quay ngoắt 180 độ hẳn là vấn đề lớn.

Lý do Tú không muốn đi học là vì cô giáo mới không tâm lý, lại hay mắng cả lớp là ngu dốt, chả biết gì. Cô hay chế giễu hình thể học sinh, bạn nào béo hay gầy quá đều bị cô chê. Sau khi bố mẹ trao đổi với hội phụ huynh lớp để cùng tìm hiểu sự việc và khéo léo góp ý cô giáo thay đổi cách ứng xử, Minh Tú mới đi học.

Học sinh rất nhạy cảm trước những lời khen chê, một lời khen đúng lúc, đúng chỗ có thể là động lực khiến các con cố gắng, nỗ lực học tập hết mình; nhưng một lời chê bai, mỉa mai chốn đông người có thể khiến cho trẻ mất niềm tin vào cuộc sống và vào chính bản thân mình.

Một số trẻ chán học do tác động của ngoại cảnh, “bệnh” này dễ chữa, nhưng với những trẻ chán học do “tâm bệnh”, vấn đề này thực sự rất nan giải.

Tuấn Minh năm nay lớp 9, nhưng tinh thần học tập của con đang xuống dốc không phanh. Tuấn Minh mệt mỏi với lịch học thêm dày đặc: Sáng và chiều học ở trường, tất cả các buổi tối trong tuần kể cả thứ 7 hay chủ nhật đều phải đi học thêm. Dù học nhiều nhưng kết quả học tập của Tuấn Minh không mấy khả quan. Với điểm số như hiện tại, khả năng thi đỗ được vào trường cấp 3 gần nhà với Tuấn Minh khá mong manh. Càng học, Tuấn Minh càng thấy đuối. Thỉnh thoảng, Tuấn Minh bỏ buổi học thêm với lý do bị ốm mệt, gia đình có việc... Không chỉ bỏ học thêm, em cũng bắt đầu bỏ tiết học chính trên lớp. Ðến khi cô chủ nhiệm gọi điện trao đổi với phụ huynh, bố mẹ Tuấn Minh mới “ngã ngửa”. Những hôm không đến trường, Tuấn Minh ra quán net gần nhà ngồi chơi game bằng tiền ăn sáng bố mẹ cho.

Trẻ chán học thật đáng buồn, nhưng còn buồn hơn là trẻ không chia sẻ với cha mẹ về điều này. Nếu trẻ nói ra, bạn có thể tìm kiếm các giải pháp thích hợp để hỗ trợ con kịp thời. Nhưng nếu không sát sao, trẻ cứ âm thầm bỏ học, khi cha mẹ phát hiện thì có thể đã quá muộn để thay đổi.

Khi con chán học, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao con chán học, để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.

Khi con chán học, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao con chán học, để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.

Trị bệnh chán học của con

Trước khi trở thành cha mẹ, ai cũng từng trải qua thời kỳ học sinh, và chắc chắn không ít hơn một lần, chúng ta cũng từng chán học. Ðiều này là hết sức bình thường. Làm một việc gì mãi cũng dễ nhàm chán, nhất là khi ta lại làm việc đó chưa tốt.

Ðiều đầu tiên, bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân xem tại sao con chán học? Do con bị mất gốc nên không tiếp thu được các kiến thức mới; do con bị bạn bè bắt nạt nên chán đến trường; do thầy cô giáo giảng bài quá nhanh con không bắt kịp hay do bạn bè rủ rê lôi kéo con chơi game, tham gia các hội nhóm đánh nhau khiến con lơ là việc học; do học thêm quá nhiều khiến con căng thẳng, mệt mỏi; do bố mẹ bất hòa khiến trẻ chán nản tất cả mọi thứ, trong đó có cả việc học…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chán học. Với từng nguyên nhân, chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu cha mẹ không thể đưa ra các giải pháp phù hợp để “điều trị bệnh chán học” của con, hãy tham khảo ý kiến các thầy cô giáo, người thân trong gia đình - người mà cả bạn và con đều tin tưởng. Nếu đã tham khảo ý kiến những người xung quanh mà vẫn không tìm ra được giải pháp thích hợp nhất, bạn có thể đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Ðừng ngại gặp bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, có bệnh thì phải trị, bệnh tinh thần còn nguy hiểm hơn các bệnh lý thông thường.

Ðể trị bệnh chán học của con, người thay đổi không chỉ là trẻ mà chính bản thân cha mẹ phải thay đổi, cha mẹ phải là người đồng hành với con. Bạn có thể dành cả tiếng đồng hồ để lướt Tiktok hay Facebook, vậy tại sao không thể bỏ ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để kiểm tra bài vở của con hoặc giải đáp các thắc mắc khi trẻ không hiểu? Thậm chí, ngay cả khi bạn không đủ kiến thức dạy con học thì việc lắng nghe con kể về chuyện học hành ở trên lớp cũng đủ để khích lệ tinh thần học tập của trẻ.

Nhiều trẻ chán học vì bị cha mẹ ép học quá nhiều, nhưng cũng có trẻ không thích học vì cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học hành của con. Sự thờ ơ của cha mẹ là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ không hứng thú với việc học. Trong bất cứ vấn đề gì, muốn con làm tốt, cha mẹ đều phải là người làm gương. Nếu ngày xưa bạn không chăm chỉ học tập, học cũng không giỏi, hãy dũng cảm thừa nhận và bày tỏ mong muốn con sẽ không đi theo vết xe đổ đó. Bạn có quyền mong mỏi con học tập tốt hơn để có một tương lai tốt hơn và hãy cho trẻ biết cha mẹ sẵn lòng đồng hành và hỗ trợ con hết mình để con có thể đạt được mục tiêu ấy.

Bình Yên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức chương trình “Sinh con, sinh cha” tại Hải Phòng

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức chương trình “Sinh con, sinh cha” tại Hải Phòng

1 năm trước

Sáng 29/10, tại Trường Mầm non Hoa Cúc (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam tổ chức chương trình “Sinh...
Hoạt động cộng đồng ý nghĩa ở 'Phố Sách Tháng 10' Hà Nội

Hoạt động cộng đồng ý nghĩa ở "Phố Sách Tháng 10" Hà Nội

1 năm trước

Phố Sách Hà Nội là một trong các “Phố Hàng” mới của Hà Nội ba mươi sáu phố phường, với không gian yên tĩnh và thanh lịch, sẽ cùng bạn mở ra những trang sách mới còn thơm mùi mực....
Kỷ niệm 1 năm chiến dịch 'Đất nước Ý – Phi thường từ những điều giản dị: beIT'

Kỷ niệm 1 năm chiến dịch "Đất nước Ý – Phi thường từ những điều giản dị: beIT"

1 năm trước

Ngày 28/10/2022, Đại sứ quán Italia kỷ niệm 1 năm chiến dịch “Đất nước Ý – Phi thường từ những điều giản dị: beIT” tại Trung tâm văn hóa Ý Casa Italia, Hà Nội.
Học cách lắng nghe con

Học cách lắng nghe con

1 năm trước

Lắng nghe con, cha mẹ sẽ hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như những khúc mắc, khó khăn của trẻ để cùng tháo gỡ.