CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 01:55

Xây dựng Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030

06/12/2019 | 11:43


Bàn chủ trì Hội thảo.

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội

 
Việt Nam là một trong những quốc gia có cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đổi xử đối với phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và Chương trình nghị sự phát triển bền vững SDGs. Cách đây 10 năm, lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới để xác định những ưu tiên cần giải quyết nhằm thúc đẩy bỉnh đẳng giới trong giai đoạn 2011-2020. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từng bước được hoàn thiện, công tác tham mưu lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện các văn bản luật pháp, chính sách, chương trình liên quan được chú trọng; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới được thành lập, kiện toàn và có nhiều nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ; công tác truyền thông về bình đẳng giới được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược nói riêng và thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới nói chung. 
 
 
Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới,
 
Trong gần mười năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được ghi nhận là đã đạt được các tiến bộ về bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với những tồn tại, thách thức do tác động của nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thiên tai và biến đổi khí hậu và sự thay đổi quy mô, cấu trúc dân số. Điều này đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi xây dựng các chính sách và hành động cụ thể để duy trì những thành quả đang có và đồng thời giải quyết các vấn đề giới đang tồn tại cũng như các vấn đề giới nảy sinh trong giai đoạn tới. Sự nỗ lực này tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thục hiện mục tiêu Phát triển bền vững số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
 
 
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Úc
 
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, việc làm; giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khỏe; văn hóa và thông tin; trong đời sống gia đình và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. 
 
Cần thiết ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 
 
Khai mạc hội thảo, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhấn mạnh "Để đảm bảo tiếp tục duy trì vững chắc những thành tựu về bình đẳng giới đã đạt được trong thời gian qua cũng như để ứng phó tốt hơn với những thách thức và các vấn đề giới nảy sinh trong giai đoạn tới, thì việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 là hết sức cần thiết. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự cam kết hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức phát triển, các tổ chức Liên Hợp Quốc, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan ở trung ương và địa phương sẽ là những điều kiện thuận lợi để xây dựng Chiến lược giai đoạn 2021-2030 đạt chất lượng cao và khả thi”.
 
 
Bà Elisa Femandez, Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam
 
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Úc cho biết: 'Tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam đẫ cam kết xây dựng một Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới, không chỉ góp phần quan trọng vào việc thu hẹp khoảng cách giới, mà còn thiết thực và có mục tiêu thực tế ”.
 
Phát biểu tại hội thảo, bà Elisa Femandez, Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng “Sự bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ là một trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững và cũng không thể thiếu đối với tất cả các khỉa cạnh đời sống kinh tế-xã hội. Bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người, mà là nền tảng cần thiết cho một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, phát triển toàn diện và bền vững”. Bà Elisa cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc vận động chính sách nhằm xây dựng cơ chế để đảm bảo tài chính cho các cam kết bình đẳng giới sẽ được thực thi và nguyên tắc để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình xây dựng Chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kế hoạch hỗ trợ của các tổ chức, các bên liên quan và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo kĩ thuật chuẩn bị cho rà soát việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.
 

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
 
Các Chương trình, Đề án đã được các Bộ, ngành xây dựng và triển khai để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
- Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015; 
- Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; 
- Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030; 
- Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”; 
- Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2025;
- Đề án thực hiện biện pháp đảm bảo BĐG đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020. 
 

 

Mai Anh/ GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.