THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 11:49

Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều mới hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện

28/07/2020 | 10:07

Ông Tô Đức - Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, phát biểu tại Hội thảo khoa học đánh giá chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và đề xuất xây dựng Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.


Theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khoảng 9,3%


Trước những mặt được và hạn chế trong công tác giảm nghèo giai đoạn cũ, Bộ LĐTBXH trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng giai đoạn 2021-2025.


Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo cho biết đề xuất chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 sẽ thay đổi. Hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.


Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.


Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng. Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài 5 chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản để đo lường chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 (y tế, giáo dục, tin tức, nước sạch, nhà ở), đề xuất xây dựng chuẩn nghèo đa chiều mới đề nghị bổ sung thêm tiêu chí việc làm thành 6 tiêu chí. Ngoài ra, Dự thảo cũng đề xuất thêm các chỉ số: dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tiếp cận việc làm; chỉ số người phụ thuộc trong hộ gia đình...


Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cơ bản bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, tiếp cận giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin và vệ sinh, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm an sinh xã hội, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.



Làng nghề truyền thống ở An Giang giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững.

Sẽ không làm gia tăng ngân sách


Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, ước tính tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khoảng 9,3%, tương ứng với 2,5 triệu hộ, 10 triệu khẩu; tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 7%, tương ứng với 1,89 triệu hộ, 7,61 triệu khẩu. Ước tính khi thực hiện chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 chỉ đạt 78,30% so với giai đoạn 2016-2020; ngân sách chi để thực hiện các chính sách giảm nghèo bình quân là 25.000 tỷ đồng/năm (bao gồm ngân sách hỗ trợ chi mua bảo hiểm y tế, chính sách hỗ trợ giáo dục, tiền điện, tín dụng/cấp bù lãi suất, trợ giúp pháp lý…), không làm gia tăng ngân sách so với giai đoạn 2016-2020.


Việc xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 hết sức cấp thiết, là cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành và địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững giai đoạn tới. Theo đó, xác định, nhận diện chính xác hơn đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều và phân loại nhu cầu hỗ trợ. Đo lường, giám sát sự thay đổi về thu thập và mức độ tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều hàng năm để đánh giá tiến bộ xã hội của đất nước cũng như từng địa phương, làm cơ sở thiết kế chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng, chính sách theo lĩnh vực để nâng cao thu thập và cải thiện mức độ tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản.


Hệ thống chính sách giảm nghèo ở Việt Nam được đánh giá là có tính chất toàn diện, tiếp cận đa chiều và đã bao phủ hầu hết các nhu cầu, thiếu hụt của người nghèo.

Việt Cường/Tc GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.