THỨ BA, NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 2024 06:59

Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu 8.7 xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức

24/05/2019 | 10:10
 


Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp khai mạc Hội thảo.
 
 
Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững với 17 mục tiêu trong đó có mục tiêu 8.7 nhằm xoá bỏ cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại và buôn bán người và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất bao gồm cả tuyển dụng và sử dụng trẻ em làm binh lính và đến năm 2025 chấm dứt toàn bộ các hình thức lao động trẻ em.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTXBH Doãn Mậu Diệp cho biết: Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại cần có sự tham gia tích cực, sự liên minh, liên kết chặt chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình, cộng đồng. Do đó, Thứ trưởng rất vui mừng và đánh giá cao sự tham gia đông đảo của các đại biểu. Điều này thể hiện sự cam kết, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam. “Chính sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của quý vị sẽ giúp cho luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em được tuân thủ tốt hơn, quyền của trẻ em được hiện thực hóa trong thực tế và tương lai của các em, xa hơn là tương lai nguồn nhân lực của đất nước được đảm bảo”, Thứ trưởng nói.
 


Ông Chang Hee Lee, giám đốc ILO tại Việt Nam.
 
 
Ông Chang Hee Lee, giám đốc ILO tại Việt Nam thông tin: Lao động trẻ em đang là vấn đề toàn cầu. Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế, có khoảng 152 triệu lao động trẻ em. Việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp; cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em, làm mất đi các quyền của trẻ và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai. Ông Chang Hee Lee cho biết thêm, để hỗ trợ cho các nước trong việc thực hiện mục tiêu 8.7 thì hiện nay Liên minh 8.7 đã được hình thành là đối tác toàn cầu cam kết thúc đẩy hành động, hành động dựa trên sáng kiến, tạo kiến thức và sử dụng nguồn lực hiệu quả, tập hợp đối tác ở tất cả các cấp nhằm đạt được mục tiêu 8.7. 
 
 
Ông Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện KHLĐ&XH báo cáo thực trạng tình hình lao động trẻ em tại Việt Nam.
 
Tại Việt Nam, theo Báo cáo Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 do Bộ LĐTBXH, ILO tại Việt Nam và Tổng cục Thống kê thực hiện, có 1,75 triệu lao động trẻ em, chiếm 9,6% tổng dân số trẻ em. Trong số lao động trẻ em chỉ có 45,2% hiện vẫn còn tiếp tục đi học, 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học (trên thế giới 32% lao động trẻ em không tham gia học tập).
 
Việt Nam đã cam kết và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 8.7, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong tham gia liên minh toàn cầu về 8.7. Việt Nam đang triển khai xây dựng một Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2019-2025 để thực hiện mục tiêu 8.7, trong đó tập trung vào giải quyết vấn đề lao động trẻ em trên các lĩnh vực như phòng ngừa LĐTE trên lĩnh vực nông nghiệp, phòng lao động trẻ em liên quan đến kinh tế và chuỗi cung ứng, phòng ngừa di cư buôn bán trẻ em vì mục đích bóc lột kinh tế, phòng ngừa lao động trẻ em liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
 
 
 
Toàn cảnh Hội thảo.
 
Trong lộ trình xây dựng Kế hoạch quốc gia thưc hiện mục tiêu 8.7, để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Bộ LĐTBXH đã phối hợp tích cực với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức rà soát chức năng, nhiệm vụ và và các hoạt động của Bộ, ngành, tổ chức liên quan đến lao động trẻ em và tổ chức 04 Hội thảo chuyên đề: Di cư, mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột lao động; Lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp; Giáo dục và Đào tạo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; về lao động trẻ em trong bối cảnh thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trẻ em để xây dựng giải pháp và hoạt động, nhiệm vụ trong thực hiện mục tiêu 8.7.
 
 
Những cam kết giải quyết vấn đề lao động trẻ em của Chính phủ Việt Nam thông qua việc ban hành hệ thống luật pháp và chính sách
 
- Bộ Luật lao động năm 2012 đã có các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, thời giờ làm việc và điều kiện làm việc, quy định về lao động đối với người chưa thành niên.
 
- Luật trẻ em năm 2016 được Quốc hội thông qua tiếp tục có các quy định cụ thể về các hành vi nghiêm cấm bóc lột trẻ em, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ ngành, đoàn thể, gia đình, cộng đồng, của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
 
- Năm 2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.
 
- Với sự hỗ trợ của Bộ Lao động Hoa kỳ, Việt Nam đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em”. Dự án đã có nhiều đóng góp cho việc triển khai các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, triển khai các mục tiêu của Việt Nam trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động em.  

Thảo Vân/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.