THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 10:02

Yoga trị liệu chữa bệnh không dùng thuốc

15/05/2018 | 15:49

Khi mới tham gia tập yoga thì nên tập ít nhất 30 phút, sau 1 tháng thể lực tăng lên thì tốt nhất tập 60 phút. Ảnh minh họa (Internet)
 
Xin chào chuyên gia Nguyễn Hiếu, trong kỳ tư vấn trước, tôi đọc tạp chí, thấy chuyên gia tư vấn cách đẩy lùi nhiều bênh tật nhờ tập luyện yoga và ngồi thiền thường xuyên. Hiện nay, tôi đang bị mắc chứng đau lưng (chắc là do sinh mổ) và bị thoái hóa đốt sống cổ. Khi đang ngồi mà muốn đứng dậy, tôi không đứng thẳng lưng lên được mà phải dựa vào tường một lúc rồi lưng mới dần thẳng ra được. Tôi bị như thế thì có nên tập yoga không? Liệu tập có khiến lưng đau thêm không? Tôi mong được chuyên gia tư vấn về lợi ích và phương pháp luyện tập yoga nhằm đẩy lùi căn bệnh của mình? (Hoàng Trần Hồng, 40 tuổi, Diễn Châu, Nghệ An) 
   
Trả lời: Khi bước qua tuổi 35, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, thoái hóa cột sống là hiện tượng rất phổ biến, nếu chúng ta không luyện tập thường xuyên và hợp lý. Đây là yếu tố chính gây ra các bệnh: đau lưng, đau cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…
 
Theo nghiên cứu y học của Hoa Kỳ cho thấy, tập yoga trị liệu (yoga therapy) có thể hỗ trợ điều trị chứng đau lưng, đau đốt sống cổ, đau nhức đầu gối, viêm khớp… Yoga trị liệu là phương pháp điều trị khoa học cổ xưa, giúp tăng cường sức khỏe cả thể chất và tinh thần cho người tập. Yoga trị liệu đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí, cân bằng hoạt động của hệ cơ, xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể.
 
Để hỗ trợ việc điều trị các vấn đề về xương khớp, tôi đã nghiên cứu và tập hợp những động tác nhẹ nhàng, chậm rãi, kết hợp cùng các bài tập thở, các tư thế, điều tức và thiền trong khóa học online Yoga chữa bệnh trị liệu cho cột sống. Khóa học gồm 20 bài, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 20 phút tập đều đặn, kết quả chắc chắn khiến bạn bất ngờ:
 
- Cải thiện các chứng đau khớp, đau cơ và thoái hóa xương khớp.  
 
- Phòng ngừa, chữa trị các triệu chứng như thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau dây thần kinh tọa. 
 
- Tác động đến cơ bụng và cơ lưng làm giảm nguy cơ đau dạ dày, rối lọan hệ tiêu hóa. 
 
- Làm mềm mại vùng vai cổ gáy nhằm tăng cường sự lưu thông máu lên não.  
 
- Điều hòa cơ thể, cân bằng nhịp tim, lưu thông khí huyết, giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. 
 
- Giảm stress, lo lắng, lấy lại tinh thần thoải mái, nâng cao hiệu quả trong công việc.
 
Bạn có thể trực tiếp liên hệ với tòa soạn để được tặng miễn phí khóa học này.

? Tôi thấy bất ngờ khi biết ngồi thiền cũng có tác dụng chữa bệnh. Xin chuyên gia cho biết lợi ích của việc ngồi thiền và cách thức ngồi thiền như thế nào để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật? (Phạm Phương Thảo, TP. Yên Bái) 
 
Trả lời: Do cuộc sống có quá nhiều áp lực, độc tố từ thông tin, từ môi trường dẫn đến hệ thần kinh não bộ luôn căng thẳng và tiết ra axit gây bệnh. Khi chúng ta ngồi thiền, hệ thần kinh được xoa dịu, hơi thở điều hòa tăng cường dưỡng khí nuôi cơ thể và phục hồi tế bào khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi thiền sẽ giúp tăng sức đề kháng, tiêu trừ và phòng ngừa bệnh tật rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta nên kết hợp thêm vận động và chỉ thiền 30 phút mỗi ngày là tốt nhất.
 
? Gần đây, tôi thấy nhiều người đi tập yoga. Người bị đau lưng lâu năm như tôi thì có tập được yoga không? (Lê Thị Chúc, 40 tuổi, Đồng Hới, Quảng Trị)
 
Trả lời: Yoga là chuỗi những động tác giúp kéo giãn và mang lại sự đàn hồi cho cột sống. Chính vì vậy, tập yoga thường xuyên sẽ giúp loại bỏ bệnh đau lưng.
 

Yoga trị liệu đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí, cân bằng hoạt động của hệ cơ, xương khớp
và các cơ quan khác trong cơ thể. Ảnh minh họa (Internet)
 
? Tôi bị mất ngủ thì tập yoga có cải thiện được không? (Trần Thanh Bình, đường Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng)
 
Trả lời: Khi tập yoga thì cơ thể sẽ tiết xuất hormone xoa dịu căng thẳng hệ thần kinh, tăng tuần hoàn máu giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.

? Tôi được biết, trong yoga, kỹ thuật thở rất quan trọng. Xin chuyên gia hướng dẫn cách thở? Và trong khi hít thở, em nên hít thở bằng mũi hay bằng miệng? (Trịnh Lan Anh, 41 tuổi, Vũ Thư, Thái Bình)
 
Trả lời: Khi tập, chị nên hít vào thật sâu, thở ra thật chậm, thở hết. Khi hít vào thấy bụng mình phình căng, thở ra chị thấy bụng mình xẹp lại. Để đem lại hiệu quả cao, nên kết hợp hơi thở với động tác. Tuy nhiên, đều này sẽ không dễ với những người mới tập vì họ còn mải chú ý làm động tác còn chưa được, nói gì đến hơi thở. Nếu chị là người mới tập, tốt nhất nên thả lỏng hơi thở thì sẽ thành bụng phùng và bụng xẹp một cách tự nhiên sau 3 tháng tập luyện.
 
Khi tập, chị hít và thở hoàn toàn bằng mũi để lọc sạch khí trước khi vào cơ thể.

? Người mới tập yoga thì tập bao nhiêu phút là tốt? (Vũ Thanh Tùng, Đình Bảng, Bắc Ninh)
 
Trả lời: Khi mới tham gia tập yoga thì nên tập ít nhất 30 phút, sau 1 tháng thể lực tăng lên thì tốt nhất tập 60 phút.

? Nên tập yoga trước ăn hay sau ăn, thưa chuyên gia? (Hoàng Huyền, Cầu Giấy, Hà Nội)
 
Trả lời: Em tập khi bụng rỗng nhé, tức là không no không đói, thường thì tập sau ăn ít nhất 2 tiếng. Nếu quá 4 tiếng thì trước khi tập cần bổ sung chút đồ ăn nhẹ để cung cấp năng lượng cho cơ thể vận động và tránh bị mệt.
 
? Đang trong kì kinh nguyệt có tập được yoga không? (Nguyễn Thị Xuyến, Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Trả lời: Nếu trong kì đó quá nhiều thì bạn nên tạm nghỉ 2 đến 3 ngày, còn ít thì có thể tập bình thường và không ảnh hưởng gì.
`
? Em mới đi tập yoga được 2 buổi. Sau khi tập, hôm sau ngủ dậy em thấy đau phần cánh tay và đùi. Em có nên dừng lại không? (Ngô Phương Anh, phố Phan Huy Ích, TP. Hồ Chí Minh)
 
Trả lời: Hoàn toàn bình thường em nhé, do cơ bắp lâu ngày không vận động bị co cứng lại, khi em tập sẽ làm ấm và giãn vỡ cơ sẽ hơi đau chút trong khoảng 1 tuần tập, sau đó sẽ ổn định trở lại và cơ thể em săn chắc rõ rệt từng ngày.
 

 

Minh Anh/GĐTE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.