THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 02:48

Bảo vệ đôi mắt của trẻ khi học tập trực tuyến

28/09/2021 | 09:38
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến việc dạy học thay đổi hình thức từ học tập trực tiếp sang trực tuyến. Điều này có nghĩa trẻ em sẽ phải dành nhiều thời gian hơn trước màn hình mà không có lựa chọn nào khác.
 
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hướng dẫn khi trẻ làm quen với việc học trực tuyến.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hướng dẫn khi trẻ làm quen với việc học trực tuyến.

Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan do Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo chương trình học tập của học sinh, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường học trên địa bàn Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước sẵn sàng chương trình học trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Trước đó, nhiều trường ngoài hệ thống công lập đã bắt đầu tổ chức chương trình học trực tuyến cho học sinh lớp 1. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, giáo viên băn khoăn trước tình trạng thiếu các thiết bị hỗ trợ giúp trẻ học trực tuyến và đặc biệt là những lo ngại về cận thị học đường khi sử dụng máy tính nhiều trong thời gian giãn cách cũng như thời gian tiếp cận máy tính bao lâu để trẻ không bị ảnh hưởng đến mắt… là thắc mắc của nhiều bậc làm cha mẹ.

Theo các chuyên gia Nhãn khoa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em từ 6 - 15 tuổi chỉ nên tiếp xúc bằng mắt với các loại máy tính, điện thoại từ 1 - 4 giờ/ngày. Nhưng với tình trạng dịch bệnh kéo dài như hiện nay, việc học của các con trong giai đoạn này phải lên đến 6 – 8 giờ, thậm chí có thể hơn (tuỳ từng cấp học và nhu cầu của mỗi cá nhân). Việc sử dụng các thiết bị điện tử vượt gấp nhiều lần chuẩn cho phép được cho là nguyên nhân khiến tỉ lệ bị bệnh về tật khúc xạ học đường tăng cao tại Việt Nam.

Để hạn chế phần nào những tác hại không mong muốn do trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử phục vụ cho học tập, bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Mạnh Hà (Bệnh viện mắt Hà Nội) đã chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bảo vệ đôi mắt cho trẻ trong quá trình học trực tuyến.

 
Phòng học đầy đủ ánh sáng sẽ giúp đôi mắt không bị căng thẳng.

Phòng học đầy đủ ánh sáng sẽ giúp đôi mắt không bị căng thẳng.

Phòng học

Nơi học của trẻ cần có ánh sáng đầy đủ, trẻ nên ngồi đối mặt với cửa sổ thay vì một bức tường. Tránh để màn hình máy tính đối diện với các nguồn sáng mạnh gây loá màn hình. Điều chỉnh sáng trên màn hình máy tính ở mức độ vừa phải. Xem màn hình trong một căn phòng thiếu sáng dễ làm tăng căng thẳng mắt và gây hại võng mạc.

Về khoảng cách và thiết bị

Nếu có lựa chọn, tốt hơn là để con bạn sử dụng máy tính với màn hình từ 15inch trở lên. Đặt máy tính ở vị trí phù hợp với mắt, góc nhìn màn hình nên chếch góc 15 độ, khoảng cách trung bình từ mắt tới màn hình là 50 – 60cm. Có một công thức đơn giản đó là lấy 1,5 chiều dài đường chéo của màn hình làm khoảng cách từ mắt đến màn hình. Trường hợp không có máy tính, điện thoại thông minh sẽ là sự lựa chọn cuối cùng và cha mẹ nên ngồi cạnh để hỗ trợ. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý bàn ghế và tư thế ngồi học của con, đừng để trẻ ngồi quá thấp hoặc quá cao so với bàn làm việc gây mỏi mắt.

Nháy mắt thường xuyên làm giảm hiện tượng khô mắt khi học trực tuyến.

Nháy mắt thường xuyên làm giảm hiện tượng khô mắt khi học trực tuyến.

Nháy mắt thường xuyên

Nháy mắt là cơ chế tự bảo vệ và tạo độ ẩm của mắt. Khi tập trung trước màn hình, trẻ thường có xu hướng quên nháy mắt dẫn đến việc khô mắt tạm thời và gây ra các chứng nhức mỏi, đỏ, ngứa… Điều này cũng khiến trẻ hay cho tay lên dụi mắt, việc dụi mắt thường xuyên dễ gây xước giác mạc hoặc các chứng viêm mắt (do vi khuẩn ở tay bám vào).

Thay đổi điểm nhìn

Sau 5-10 phút tập trung vào màn hình, trẻ nên dời tầm mắt khỏi màn hình sang một vật cách xa ít nhất 2m trong khoảng từ 5 đến 10 giây. Bằng cách này, trẻ sẽ tăng số lần nháy mắt tự nhiên và thay đổi khoảng cách điểm nhìn giúp cho mắt cơ hội nghỉ ngơi. Cha mẹ cũng không nên phụ thuộc vào những loại kính chặn ánh sáng xanh đang được rao bán trên thị trường như một cách để giảm căng thẳng mắt và mệt mỏi.

Các thực phẩm bổ sung cần thiết

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống cân bằng là vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta và nhất là trẻ em. Các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E, Lutein, ZeauNthin và Axit béo Omega có trong cà rốt, củ cải, xoài, đu đủ, trái cây có múi, rau lá xanh, hạnh nhân, quả óc chó, trứng, cá hồi sẽ rất có lợi cho mắt và cơ thể. Tốt nhất là nên bổ sung những vitamin này cho trẻ ở dạng tự nhiên hơn là phải cung cấp, bổ sung theo dạng thực phẩm chức năng.

Trẻ cần được khám theo dõi khi có dấu hiệu nhức mỏi.

Trẻ cần được khám theo dõi khi có dấu hiệu nhức mỏi.

Kiểm tra mắt định kỳ

Khi mắt trẻ có dấu hiệu đỏ, khô, nheo mắt khi xem tivi hoặc các biểu hiện đau nhức, cha mẹ cần cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám. Bên cạnh đó, định kỳ từ 3 đến 6 tháng, phụ huynh cho trẻ đi khám mắt 1 lần tại các cơ sở y tế để được điều trị và tư vấn chế độ học tập, sinh hoạt một cách phù hợp nhất. Trường hợp trẻ đã bị cận thị, việc đeo kính là biện pháp an toàn nhất, không nên dùng kính áp tròng với trẻ. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi trẻ trên18 tuổi, độ cận đã ổn định mới được thực hiện.

Cũng theo bác sĩ Hà, để tránh các vấn đề về mắt cũng như làm chậm sự phát triển dẫn đến cận thị, phụ huynh nên dành ít nhất một giờ mỗi ngày cho trẻ hoạt động thể chất ngoài trời. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ dành nhiều thời gian ngoài trời có xu hướng ít bị cận thị do tầm nhìn luôn thay đổi. Ngoài ra, mặt trời và cây xanh rất hữu ích cho sức khỏe của cơ thể, giúp sản sinh vitamin D, tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe cảm xúc.

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên phạm vi trên toàn cầu nên khó có thể khẳng định khi nào học sinh có thể tới trường. Vì vậy, phương án học trực tuyến vẫn là một lựa chọn cho dù nó không thể thay thế được các lớp học truyền thống, nhất là những năm học đầu cấp 1. Cùng với đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để hướng dẫn con trong giai đoạn đầu trẻ học trực tuyến. Giúp con làm quen với các thiết bị điện tử và hạn chế những tác động gây hại cho mắt. Dạy trẻ chủ động thích ứng với những công nghệ mới cũng chính là giúp trẻ hạn chế những rủi ro từ phía công nghệ mang lại. 

Khảo sát từ hãng bảo mật Kaspersky cho thấy, có 55% tổng số trẻ em trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chuyển sang hình thức học trực tuyến tuyến vì đại dịch.

Xuân Quang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Chung tay chăm sóc trẻ sơ sinh mồ côi

Chung tay chăm sóc trẻ sơ sinh mồ côi

2 năm trước

Ở Khoa Chăm sóc trẻ sơ sinh của Bệnh viện Từ Dũ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), có một khu dành riêng cho các bé có hoàn cảnh đặc biệt éo le: Mồ côi cha, mẹ hoặc mồ côi cả cha và mẹ ngay khi chào...
Hà Nội trao thưởng gương học tập tiêu biểu, tặng quà “Sóng và Máy tính cho em”

Hà Nội trao thưởng gương học tập tiêu biểu, tặng quà “Sóng và Máy tính cho em”

2 năm trước

Sáng 27/9, Hội Khuyến học Hà Nội tổ chức trao thưởng cho các gương học tập tiêu biểu năm 2021 và tặng quà theo chương trình “Sóng và Máy tính cho em”.
TP. Cần Thơ tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón Tết Trung thu đầm ấm

TP. Cần Thơ tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón Tết Trung thu đầm ấm

2 năm trước

Tết Trung thu là dịp mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm chăm sóc trẻ em theo truyền thống dân tộc, đồng thời thể hiện sự chăm lo cả về vật chất và tinh thần...
Ở nhà một mình không khó!

Ở nhà một mình không khó!

2 năm trước

Ngã, điện giật, ngộ độc, bỏng,… là hàng loạt tai nạn trẻ có thể gặp phải khi ở nhà một mình. Nếu buộc phải để trẻ ở nhà một mình, vấn đề đảm bảo an toàn, phòng tránh tai...