THỨ SÁU, NGÀY 17 THÁNG 05 NĂM 2024 06:36

Cá chết! Cá chết! Cá chết!!!

11/10/2016 | 09:59



Người dân Thủ đô ở trần tham gia gom xác cá chết. Ảnh: KT


Cá chết ở nhiều nơi gây lo lắng, sợ hãi

Cá chết hàng loạt ở Việt Nam đầu tiên xảy ra vào ngày 6/4/2016 ở Hà Tĩnh và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Sau gần 3 tháng truy tìm nguyên nhân và thủ phạm, mọi thứđã trở nên rõ ràng: Nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường.Vấn đề còn lại là khắc phục hậu quả. Vô cùng phức tạp và căng thẳng!

Việc chưa yên thìvào giữa tháng 5/2016 cá lại chết hàng loạtở kênh Nhiêu Lộc, TP. Hồ Chí Minh. Chỉ trong mấy ngày, người ta vớt được hơn 70 tấn cá chết.Điều đáng nói, đây là con kênh mà chính quyền địa phương đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức để cải tạo, biến dòng nước đen ngòm thành dòng nước trong xanh, cá tung tăng bơi lội. Ấy thế mà chưa được bao lâu,ở nơi này lại có hiện tượng cá chết hàng loạt. Không lo lắng sao được?

Rồi vào đầu tháng 9/2016 lại phát hiện trên 50 tấn cá chết bất thường tại biển Nghi Sơn, Thanh Hóa. Điều này khiến nhiều người giật mình thon thót vì ở đây cũng có một tổ hợp khu công nghiệp khổng lồ, trong đó có sản xuất gang thép. “Bóng ma Formosa” hiện lên khiến người ta nghĩ tới kết cụcđen tối của cảdải biển miền Trung vốn yên lành, thanh tịnh trong bao nhiêu năm. Điều đáng nói là nguyên nhân đích thực ở đây vẫn chưa được làm rõ, dù rất nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc.

Vào đầu tháng 10/2016, thông tin cá chết hàng loạt ở Hồ Tây (Thủ đô Hà Nội) gây chấn động. Hồ Tây huyền thoại là một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô; nó rộng lớn mênh mông, giàu tôm cá, cua ốc; gắn với nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử; được xem là hồ nước tự nhiên duy nhấtở Hà Nội chưa bị ô nhiễm. Đùng một cái, hàng trăm tấn cá chết nổi trắng mặt hồ. Người dân ngơ ngác và lo lắng, chính quyềnđịa phương, ngay cả đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng quan tâm, chỉ đạo tìm nguyên nhân và khắc phục hậu quả.

Ngoài những vụ kể trên, còn hàng chục vụ cá chết ở nhiều tỉnh với quy mô to nhỏ khác nhau. Điều cần nhấn mạnh là những vụ chưa biết nguyên nhân rõ ràng ngày càng nhiều.
 



Bên Hồ Tây thơ mộng, người ta phải dùng xe chở rác để gom cá chết đi xử lý, điều gì đang xảy ra? Ảnh: KT


Hệ luỵ từ việc cá chết là rất lớn

Không cần phải nói đến hậu quả của việc cá chếtở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, chỉ cần nhắc đến việc cá chết ở biển Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hồ Tây (Hà Nội) là chúng ta thấy hệ luỵ cá chết lớn thế nào.

Ở Hà Nội, khoảng 1.000 người đã được huy động để thu gom hàng trăm tấn cá chết ở Hồ Tây mang đi tiêu hủy. Các nhà hàng xung quanh Hồ Tây đóng cửa, dân sơ tán. Đây là sự việc chưa từng xảy ra với Hồ Tây nói riêng, với Thủ đô Hà Nội nóichung. Hồ Tây không chỉ cóý nghĩa là một nơi cung cấp thủy sản, một danh thắng lịch sử, văn hóa, mà còn là “lá phổi” của Hà Nội.Về mặt môi trường, Hồ Tây cóý nghĩa rất lớn, nóđiều hòa không khí, làm dịu mát trong những ngày oi bức.

Cần phải thấy được rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt ở nhiều nơi gây nên hệ luỵ rất lớn. Nó không dừng lại ở hậu quả về kinh tế, môi trường, mà còn liên quan đến y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, chính trị, tư tưởng, thậm chí liên quan đến cả tôn giáo, tâm linh. Có những loại thiệt hại do cá chết hàng loạt gây ra sẽ kéo dài rất lâu, rất khó khắc phục triệt để. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta phải có phương án, có chế tài đủ mạnh để bắt tay vào khắc phục hậu quả.

Rất may là lãnh đạo cao cấp của các bộ, ngành và Chính phủ đã nhanh chóng vào cuộc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu TP. Hà Nội tập trung xử lý vụ việc, nhất là ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh. Lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ đạo TP. Hà Nội nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm, đồng thời khẩn trương làm rõ nguyên nhân, sớm thông tin cho nhân dân. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cùng phối hợp điều tra nguyên nhân cá chết.

Từ vụ việc cá chết ở Hồ Tây, chúng ta cũng phải đặt vấn đề tìm nguyên nhân và giải quyết rốt ráo hiện tượng cá chếtở  những nơi khác nữa. Làm được như vậy, nhân dân mới yên tâm làmăn, sinh sống..

Cần xác định nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục

Trừ vụ Formosa, các vụ cá chết còn lại chưa được chỉ rõ nguyên nhân, và đương nhiên là chưa tìm ra thủ phạm.Đây là điều gây ra nhiều lo lắng nhất, đặc biệt là vụ cá chết hàng trăm tấn ở Hồ Tây.

Do vị trí, vai trò của Hồ Tây đối với Thủ đô Hà Nội rất lớn nên khi hiện tượng cá chết xảy ra, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân cá chết.Tất cả những gì liên quan đến nguyên nhân cũng mới chỉ là ý kiến cá nhân, những nhận đinh của các nhà khoa học.Điều chúng ta cần là các nhà khoa học đi đến thống nhất với nhau về nguyên nhân chính xác của việc cá Hồ Tây chết hàng loạt.

Khi đi tìm nguyên nhân cá chết, chúng ta phải khẳngđịnh với nhau rằng, ởđây không có vùng cấm, không có những cái gọi là “nhạy cảm” hay “tế nhị”. Dẫu nguyên nhân đó liên quan đến ai, đến bất kỳ điều gì, kể cả những nhân vật quan trọng hay sự yếu kém của chúng ta thì vẫn phải chỉ ra. Chỉ có sự trung thực, thẳng thắn mới giúp chúng ta tìm ra được nguyên nhân đích thực.Từ đấy mới có những biện pháp khắc phục hiệu quả và triệt để.

Ai cũng biết khi một vụ việc xấu xảy ra, thế nào cũng có những thủ phạm, dù đó là thủ phạm vô tình hay cố ý. Nếu thủ phạm vô tình gây ra, chúng ta xử lý khác; nếu thủ phạm cố ý gây ra, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Lúc này, cần đến sự nghiêm minh của pháp luật với mục đích bảo vệan ninh quốc gia.
 


 Cá chết nổi trắng mặt Hồ Tây. Người Hà Nội chưa bao giờ phải bàng hoàng đến thế! Ảnh: KT


Không thể không suy diễn!

Vụ cá chết ở Hồ Tây trùng hợp với thông tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam trong top 2 của bản đồ ung thư thế giới. Mỗi ngày trung bình có khoảng 315 người chết vì ung thư.

Điều này gần như gây ra sự “cộng hưởng” trong cách tiếp nhận thông tin của mọi người. Nhiều người kêu lên: “Môi trường sống, cái ăn, cái uống đều bị nhiễm độc thì tránh sao khỏi bệnh tật!”. Muốn hay không thì nhiều người Việt Nam vẫn suy diễn, vẫn cho rằng, căn bệnh ung thư mà người Việt Nam mắc nhiều, chết nhiều chủ yếu liên quan đến môi trường bịô nhiễm, thực phẩm độc hại tràn lan.

Nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Chúng ta không thể đánh đổi môi trường để lấy đầu tư; chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá. Điều nàyở mức độ nào đó khiến nhân dân yên lòng. Tuy nhiên, cần phải chỉ ra trên thực tế. Ai cũng biết công nghiệp khai khoáng, luyện kim tác động đến môi trường thế nào rồi. Vậy việc gì phải xây dựng thêm nhiều nhà máy thép nữa?

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, tại sao chúng ta không tìm cách phát triển nông nghiệp mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh trồng trọt chăn nuôi theo phương thức thân thiện với môi trường. Hà Lan là một nước ở châu Âu nhưng họ không chủ trương phát triển công nghiệp nặng ồ ạt; họ vẫn là một nước nông nghiệp. Ở đây môi trường trong lành, con người thân thiện, hầu như không có tội phạm. Bằng chứng là nhà tù của họ trống trơn. Đây là một tấm gương đáng học tập đấy chứ!?

Trở lại vấn đề của Việt Nam, tại sao cứ phải phát triển công nghiệp nặng ồ ạt? Lại không thể không suy diễn: Vì có đầu tư lớn; mà đầu tư càng lớn, tiền “hoa hồng” càng nhiều. Có thể vấn đề chính nằm ở đây chăng?

Cá thì chết rồi, xin đừng tham để nhiều người phải chết oan!

Trọng Đàm

Hồ Bất Khuất/Gia đình và Trẻ em

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...