THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 08:02

Các tổ chức xã hội chung tay hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19

29/10/2021 | 07:29
Ngay từ đầu tháng 9/2021, khi Sở GD&ĐT TP.HCM thống kê con số 1.500 trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương đã khẩn trương vào cuộc với các chính sách hỗ trợ trẻ em rất nhân văn.
Trao quà hỗ trợ các em thiếu nhi bị ảnh hưởng dịch Covid -19. Ảnh hcmcpv.org.vn

Trao quà hỗ trợ các em thiếu nhi bị ảnh hưởng dịch Covid -19. Ảnh hcmcpv.org.vn

Đặc biệt là các chính sách đảm bảo cho gia đình các em vừa được hỗ trợ khẩn cấp, vừa thăm hỏi, khích lệ tinh thần, đảm bảo trẻ không bị gián đoạn việc học tập... Các tổ chức xã hội, truyền thông, cộng đồng và doanh nghiệp cũng chung tay đóng góp cho các chương trình vì trẻ em.

Bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) bày tỏ, các cơ quan quản lý nhà nước mong muốn lắng nghe ý kiến của các bên liên quan để đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ trẻ em tức thì và các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng đưa ra các chương trình để hỗ trợ trẻ em sớm nhất có thể.

Empty
Empty
Empty

Từ trái sang: ông Phạm Trường Sơn, bà Tô Thuỵ Diễm Quyên và ông Hoàng Đức Minh chia sẻ về cách thức hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em mồ côi trong đại dịch Covid-19.

Chia sẻ tại hội thảo “Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19 - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ” ngày 28/10, ông Phạm Trường Sơn, Phó chủ tịch Mạng lưới phi lợi nhuận miền Nam (SNPO) cho biết: Qua quá trình tiếp xúc, khảo sát, tìm hiểu thực tế hoàn cảnh của trẻ em chúng tôi nhận định có 2 nhiệm vụ chính: Một là ứng phó khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp diễn, hai là phục hồi sau đại dịch. Thực tế nhiệm vụ thứ 2 quan trọng và cần thiết hơn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài và tương lai của các em. Các tổ chức xã hội đã có nhiều cách thức, hoạt động để thực hiện nhiệm vụ này, có thể kể đến như: hỗ trợ tinh thần, tâm lý và vật chất cho trẻ em mồ côi, hỗ trợ nguồn sống, sinh kế cho gia đình. Chúng tôi ưu tiên hỗ trợ trẻ em tiếp tục sống với gia đình để được hưởng sự chăm sóc tốt nhất, khi gia đinh có nguồn thu nhập thì họ sẽ bảo vệ được trẻ em.

Là một nhà giáo dục, doanh nhân tích cực trong các hoạt động hỗ trợ trẻ em, bà Tô Thuỵ Diễm Quyên (Nhà sáng lập, CEO InnEdu) mong muốn có thể nỗ lực biến những tổn thương của trẻ em thành động lực của chính các em. “Hiện chúng tôi có 5 dự án trong cộng đồng để chạm đến tất cả nhu cầu của các em, để đảm bảo thành công và cuộc sống cho trẻ. Chúng ta không thể đem trẻ em thành món hàng chỉ để xin tiền hỗ trợ, đây không thể là phương án lâu dài. Nguyên tắc của thành công là chia sẻ, vì vậy tôi đề xuất Cục Trẻ em điều phối để thành lập mạng lưới các tổ chức xã hội để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em và xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ các em”, bà Quyên nói.

Ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc bộ phận gây quỹ - Ví điện tử MoMo cho biết: Gây quỹ thực hiện các dự án hỗ trợ cộng đồng là một mảng hoạt động được chú trọng tại Ví MoMo. Gần đây nhất, trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, MoMo đã thực hiện chiến dịch Việt Nam yêu thương hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong chiến dịch lần này, chúng tôi rất vui mừng khi có được sự đồng hành từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng để phần nào mang lại sự hỗ trợ cho những người gặp khó khăn. Về hoạt động hỗ trợ lâu dài, MoMo có thể giúp kết nối giữa các dự án và cộng đồng, thời gian và mức quyên góp linh hoạt theo thời gian và hoạt động của dự án.

Về vấn đề vận động quyên góp, ông Minh khuyến nghị: “Các nhà tài trợ hoặc cộng đồng nên tài trợ, đóng góp cho các tổ chức chuyên nghiệp, có tư cách pháp nhân hoặc nền tảng uy tín.

Bà Vũ Thị Kim Hoa nhấn mạnh, một trong những chỉ đạo, nhiệm vụ quan trọng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là hỗ trợ lâu dài cho trẻ em và gia đình để trẻ em được bảo vệ và được sống cùng gia đình, vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

Việc mất đi cha hoặc mẹ hoặc cả hai là một sang chấn tâm lý rất lớn, không gì có thể bù đắp được và rất nghiêm trọng, tổn hại lâu dài đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Ngoài ra, việc mất cha mẹ hoặc cả hai, khi người còn lại hoặc người thân, chăm sóc thay thế không đủ khả năng lao động, kinh tế, hoặc không biết cách nuôi dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, học hành sa sút, chậm phát triển. Trẻ có nguy cơ phải lao động sớm, gián đoạn việc học tập, gia tăng các nguy cơ khác về bị bóc lột, bạo lực, phạm pháp, bị xâm hại tình dục…

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Giám đốc Bệnh viện Nhi TW nói gì về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em?

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW nói gì về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em?

2 năm trước

Theo Bộ Y tế từ tháng 11/2021, nước ta sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trên toàn quốc. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện trước với trẻ từ 16-17 tuổi, sau...
Quảng Bình: 457 suất quà sẻ chia tới cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em khó khăn do dịch bệnh

Quảng Bình: 457 suất quà sẻ chia tới cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em khó khăn do dịch bệnh

2 năm trước

Hưởng ứng chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp Hội trên địa bàn thành phố Đồng Hới đã tổ chức thăm hỏi và trao tặng 457...