THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 03:59

Cần đẩy mạnh việc phát triển đối tượng tham gia BHYT và BHXH tự nguyện vùng ĐBSCL

23/10/2017 | 14:33

 

 
Toàn cảnh hội nghị.

Tỷ lệ tham gia còn thấp
 
Tính đến ngày 31/8/2017, số đối tượng tham gia BHYT của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL là 14.299.918 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 79,9% so với dân số vùng. Trong đó, có 7 tỉnh hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang và Tiền Giang. Nhìn chung, tỷ lệ người dân tham gia BHYT của vùng còn thấp, đa phần tập trung vào nhóm đối tượng hộ gia đình, đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp.
 
Cũng trong 8 tháng đầu năm 2017, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL là 21.794 người, tăng 2% so với năm 2016. Tuy nhiên, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn quá thấp so với số đối tượng tiềm năng của vùng ĐBSCL.
 
Công tác tuyên truyền chính sách BHYT, BHXH tự nguyện chưa phù hợp với đặc thù vùng miền nên chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng; tại một số tỉnh chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT; do đặc điểm tính cách phóng khoáng trong lối sống của cư dân vùng ĐBSCL, làm cho phần lớn người dân không có thói quen căn cơ, tích cóp chuẩn bị cho bản thân khi tuổi già, khi ốm đau, bệnh tật... Đây là những nguyên nhân khiến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện vùng ĐBSCL còn thấp so với tiềm năng của vùng.
 
Nói về những khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện của vùng ĐBSCL, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng: “Nguyên nhân ở đây có lẽ do chính chúng ta đã không làm chuyển biến được nhận thức của người dân, để người dân thấy được hệ thống an sinh xã hội của nước ta, mà cụ thể ở đây là chính sách BHXH, BHYT sẽ là “lưới đỡ” cho người già khi không còn sức lao động, cho người bệnh khi không may bị ốm đau”. Ông cũng nhấn mạnh, để mở rộng đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện vùng ĐBSCL phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức thực hiện. Đặc biệt, cơ quan BHXH các cấp, các cơ sở KCB phải tăng cường hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cũng như thái độ phục vụ người dân, người tham gia.
 
Để tăng tính hấp dẫn của chính sách BHYT, Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi yêu cầu Bộ Y tế, trong năm nay phải xây dựng và đưa ra được “Gói dịch vụ y tế cơ bản” được chi trả từ quỹ BHYT cho người dân. Theo đó, người dân sẽ được chính trạm y tế cấp xã, phường cung cấp gói dịch vụ y tế này. “Đây cũng là biện pháp đẩy mạnh sự phát triển của y tế cơ sở, tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình chăm sóc sức khoẻ”, Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
 
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình còn thấp, cùng những khó khăn, tồn tại trong công tác phát triển đối tượng tham gia vùng ĐBSCL; Chia sẻ những cách làm hay, những mô hình có hiệu quả, đề xuất những giải pháp phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện, BHYT trong thời gian tới; đồng thời, đề xuất đổi mới các nội dung và phương thức phối hợp tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL trong việc đảm bảo ASXH cho người dân, NLĐ.
                                                                          
Hỏi đáp về chính sách BHXH
 
Bạn đọc tên Nguyễn Thành Nam, TP. Hồ Chí Minh hỏi: Tôi muốn hỏi về vấn đề mức hưởng BHYT khi chuyển tuyến giữa các bệnh viện cùng tuyến tỉnh? Tôi làm việc ở công ty và được đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu ở Bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Vậy nếu tôi có giấy chuyển tuyến của bác sĩ bệnh viện cho chuyển lên bệnh viện 115 thì có được tính BHYT không và mức hưởng là bao nhiêu?
 
Trả lời: Trường hợp Bạn có giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện đa khoa Sài Gòn là bệnh viện tuyến tỉnh, hạng 2 lên bệnh viện 115 là bệnh viện tuyến tỉnh, hạng 1 thì sẽ được Quỹ BHYT thanh toán đầy đủ các chi phí KCB BHYT trong phạm vi hưởng BHYT như khi đi KCB BHYT tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn.
 
Bạn đọc tên Đặng Hoài Anh, tỉnh Nghệ An hỏi: Tôi đi khám về và có giấy hẹn khám lại 1 tháng sau đến mổ tại bệnh viện. Vậy tôi có phải xin giấy chuyển tuyến nữa không? Có cần giấy chuyển tuyến khi đã có giấy hẹn khám lại?
 
Trả lời: Trường hợp Bạn được cơ sở KCB hẹn khám lại thì không phải xin giấy chuyển viện của cơ sở đăng ký KCB ban đầu. Tuy nhiên, mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
 
Bạn đọc tên Nguyễn Minh Hoa, Hà Nội hỏi: Con trai tôi có thẻ bảo hiểm ghi nơi đăng ký KCB ban đầu là tuyến huyện. Nhưng tôi cho con đi khám ở viện 103 mà không có giấy chuyển tuyến. Nay đã khám xong và hết 380.000 đồng, nhưng tôi chưa thanh toán. Vậy bây giờ tôi về xin giấy chuyển viện thì có được chi trả không? Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào? 
 
Trả lời: Theo quy định thì trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở KCB khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Như vậy, người tham gia BHYT chỉ được cấp giấy chuyển viện sau khi đã KCB tại cơ sở KCB đó, không được cấp Giấy chuyển viện có thời hạn trở về trước.
 
Bệnh viện 103 là Bệnh viện tuyến Trung ương nên trường hợp người tham gia BHYT tự đi KCB không đúng tuyến chỉ được Quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng BHYT, không thanh toán chi phí KCB ngoại trú.
                           
                            Minh Hoàng (theo BHXHVN)

Nguyễn Thúy Hằng

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...