THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 03:06

Cha mẹ bỏ rơi con đẻ là vi phạm Quyền trẻ em

02/12/2021 | 15:19
Trẻ em có quyền được sống - đó là một trong 4 nhóm quyền được quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em và được Hiến pháp ghi nhận. Bỏ rơi con không chỉ vi phạm đạo đức mà còn là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người, Luật Trẻ em.
Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thúy - Bệnh viện Nhân dân Gia định đang chăm sóc một trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi tại bệnh viện. Ảnh: Thư Anh

Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thúy - Bệnh viện Nhân dân Gia định đang chăm sóc một trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi tại bệnh viện. Ảnh: Thư Anh

Thời gian qua, tình trạng trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi diễn ra trên khắp cả nước. Hành vi sai trái này đã và đang gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận và là thực trạng rất đáng báo động.

Tình trạng bỏ rơi con ngày càng gia tăng

Thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia định, từ đầu năm 2021 đến nay, khoa Bệnh lý sơ sinh của Bệnh viện đã tiếp nhận 10 trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. 30 năm gắn bó với Khoa, chị Trần Thị Thanh Thúy (Ðiều dưỡng trưởng khoa Bệnh lý sơ sinh) đã chứng kiến không ít em bé vì nhiều hoàn cảnh mà thất lạc người thân. Có bé sinh non, bé khuyết tật, có bé mắc HIV, có bé chỉ bị vàng da sinh lý... bị các bà mẹ bỏ lại viện ngay sau khi sinh.

Hiện tượng mẹ bỏ rơi trẻ ngay sau khi sinh cũng xảy ra ở nhiều bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện sản, nhi. Công tác tại khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương, bác sĩ Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng khoa Sơ sinh nhận định, tình trạng trẻ sơ sinh bị mẹ ruột bỏ rơi hầu như năm nào cũng có. Năm 2019, Bệnh viện ghi nhận có 18 bé "mồ côi mẹ", con số này trong năm 2020 là 21 bé.

Không chỉ bỏ con tại bệnh viện, thời gian gần đây có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi ở khu dân cư, cổng chùa, lề đường, thậm chí ở bãi rác, hố ga… khiến dư luận xót xa trước số phận của những đứa trẻ vô tội. Khi được phát hiện, đa số những trẻ em này đều trong tình trạng sinh non hoặc bị những bệnh lý nặng, dị tật bẩm sinh, bị nhiễm trùng... Một số trẻ bị vứt bỏ quá lâu, không được phát hiện kịp thời dẫn đến tử vong.

Vì sao các bà mẹ bỏ rơi con?

Ðáng lẽ, người mẹ khi sinh con ra phải là người chăm sóc, chở che, yêu thương con mình nhất, thế nhưng có một số người lại nhẫn tâm bỏ rơi con, thậm chí có người còn giết chính con đẻ của mình. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau lòng này?

Từ thực tế những vụ bỏ rơi con thời gian qua, chúng ta có thể nhận ra, độ tuổi trung bình của phần lớn những người mẹ đó còn rất trẻ, thậm chí có những em đang ở tuổi vị thành niên. Ðiều này cho thấy vấn đề nhận thức về giới tính, về sức khỏe sinh sản, về việc tránh thai ngoài ý muốn của một bộ phận giới trẻ còn rất kém. Thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức về giới tính nên khi rơi vào tình trạng có thai ngoài ý muốn, các cô gái thường nghĩ quẩn, thấy mình ở đường cùng và lựa chọn giải pháp tiêu cực là sinh con ra rồi vứt bỏ mà không lường trước được hậu quả.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến hành vi này như: bỏ con vì bản thân còn trẻ, sợ khổ, sợ gia đình mang tai tiếng, hoặc bỏ con để trả thù chồng, người yêu… Cũng có không ít trường hợp, khi sinh con ra phát hiện trẻ bị bệnh nặng hoặc dị tật bẩm sinh, bà mẹ chối bỏ trách nhiệm, nhẫn tâm bỏ rơi con. Tuy nhiên, bất luận vì nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng không thể bào chữa cho hành động nhẫn tâm bỏ rơi chính đứa con mình rứt ruột sinh ra.

Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được phát hiện cùng với những lá thư xin lỗi của người mẹ. Những dòng chữ: “xin lỗi con”, “tha thứ cho mẹ”, “yêu con nhưng mẹ không thể”, “mẹ không còn sự lựa chọn nào khác”, “mẹ yêu con nhưng không muốn con khổ”, “hy vọng con được người có điều kiện nhận nuôi”… khó lòng tìm sự cảm thông mà chỉ là lý do để lấp liếm tội ác.

Việc cha mẹ bỏ rơi con, nhất là bỏ rơi trẻ sơ sinh - đối tượng không có khả năng sinh tồn trong môi trường tự nhiên nếu không được chăm sóc, không chỉ là hành vi trái với luân thường đạo lý, mà còn vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hiện hành. Pháp luật nghiêm cấm bố mẹ bỏ rơi con của mình. Tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự đã có quy định về tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” theo Ðiều 124 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Ðối với trường hợp người mẹ vứt bỏ con đẻ nhưng chưa dẫn đến hậu quả chết người thì hiện nay pháp luật vẫn có chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi chưa đủ mức truy cứu hình sự.

Tuy nhiên, theo tôi, những người vứt bỏ chính con đẻ của mình, kể cả khi không bị xử lý hình sự thì bản án lớn nhất với họ chính là bản án lương tâm, sự ân hận, dày vò đeo bám suốt đời.

Một bé gái khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi kèm lá thư được người dân phát hiện gần khu vực bến đò Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên). Ảnh ST

Một bé gái khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi kèm lá thư được người dân phát hiện gần khu vực bến đò Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên). Ảnh ST

Làm gì để giảm thiểu tình trạng bỏ rơi con ruột?

Ðể giảm thiểu những vụ việc đau lòng như trên thì cần có các giải pháp cả từ phía cơ quan chức năng cũng như từ gia đình và bản thân những người trẻ tuổi.

Về phía người trẻ tuổi: Cần chấn chỉnh lại lối sống, rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao kiến thức về giới tính, kiến thức về sức khỏe sinh sản, kiến thức pháp luật… để có nhận thức đúng đắn, có trách nhiệm, có cách phòng tránh và bảo vệ bản thân.

Từ phía gia đình: Cần sát sao, quan tâm đến con, đặc biệt trẻ ở độ tuổi chập chững vào đời. Cha mẹ nên phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho con em để các em biết cách phòng tránh, bảo vệ bản thân. Khi xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn thì gia đình cần quan tâm, động viên, chia sẻ để các em ổn định tâm lý, tránh có những hành vi tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp trẻ mang thai ngoài ý muốn, gia đình hãy ở bên con để cùng tìm được những hướng giải quyết tốt nhất.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng trên, rất cần sự vào cuộc của các đoàn thể, các ngành chức năng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về dân số, bảo vệ trẻ em; Ðẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên; Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường trong việc giáo dục pháp luật cho trẻ em.

Bên cạnh đó, xã hội cũng cần có cái nhìn rộng lượng, không kỳ thị những phụ nữ không chồng mà chửa, bởi nhiều khi chính sự kỳ thị này mà nhiều cô gái trẻ đã bỏ rơi chính con đẻ của mình.

Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định hành vi "Tước đoạt quyền sống của trẻ em" và "Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em" là các Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định hành vi "Tước đoạt quyền sống của trẻ em" và "Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em" là các hành vi bị nghiêm cấm.hành vi bị nghiêm cấm.

Nam Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Cần Thơ nâng cao chất lượng các xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

Cần Thơ nâng cao chất lượng các xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Đến cuối năm 2020, TP Cần Thơ có 70/83 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Nhằm tạo môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em ở cộng đồng, Sở Lao động -...
Người lao động nhiễm HIV/AIDS vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử

Người lao động nhiễm HIV/AIDS vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử

2 năm trước

Nhân Ngày Thế giới phòng, chống bệnh AIDS (1/12), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ty nghiên cứu và thăm dò dư luận Gallup International công bố báo cáo “Khảo sát toàn cầu về phân...
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong công tác bảo vệ trẻ em

Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong công tác bảo vệ trẻ em

2 năm trước

Cuộc vận động “Thiếu nhi Bình Phước thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” và nhiều chương trình khác được tỉnh Bình Phước triển khai với hình thức phong phú đã góp phần...