THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 08:20

Cha mẹ cần làm gì để phát triển toàn diện trẻ thơ?

29/10/2021 | 07:07
Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em. Theo đó, trẻ em được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về sức khoẻ và dinh dưỡng, kích thích tương tác thông qua giáo dục sớm, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng, bị bỏ rơi và bị tai nạn thương tích; trẻ được tiếp cận với việc học tập thông qua vui chơi trong suốt lứa tuổi mầm non cho đến khi chuyển sang tiểu học.

Nhóm tuổi được ưu tiên chăm sóc những năm đầu đời được tính từ khi bà mẹ thai đến khi trẻ 8 tuổi. Do đó, để phát triển toàn diện trẻ thơ, cha mẹ cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như:

Chuẩn bị sức khỏe giai đoạn trước sinh

Bà mẹ mang thai phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Trong suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sống và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền cho. Bởi vậy, mẹ có đủ chất dinh dưỡng thì con cũng mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai cần cung cấp đầy đủ các nhóm chính như sau: Các chất dinh dưỡng chính và năng lượng; Các khoáng chất và vitamin (sắt, canxi, Acid folic, Vitamin A, D, B1), các vi chất.

Bên cạnh đó cần tiêm phòng đầy đủ, khám thai định kỳ. Chuẩn bị kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ sau khi sinh và có kế hoạch nghỉ thai sản.

Để phát triển toàn diện trẻ thơ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Ảnh minh họa Trương Việt Hùng/UNICEF Việt Nam

Để phát triển toàn diện trẻ thơ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Ảnh minh họa Trương Việt Hùng/UNICEF Việt Nam

Giai đoạn sau sinh:

Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ: Dưới 5 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng… Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường… tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát triển. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn thường trực đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe trọn đời. Việc tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ sẽ bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu… trong suốt cuộc đời.

Ngoài ra, cha mẹ phải có kiến thức và biết cách xử lý một số bệnh thông thường cho trẻ. Cho trẻ được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, được khám chữa bệnh và để trẻ luôn vận động phù hợp ở từng giai đoạn tuổi.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ đúng cách: Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến 24 tháng tuổi; Đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng của trẻ trong 1.000 ngày đầu đời - 1.000 ngày vàng cho sự phát triển của trẻ. Cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của trẻ. Luôn theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ qua các thời kỳ phát triển. Cho trẻ ngủ đủ.

Hiện nay, nhiều cha mẹ cho rằng mua những thực phẩm càng dinh dưỡng, ép con ăn là đang đầu tư dinh dưỡng cho con khỏe mạnh. Chính lối suy nghĩ sai lầm đó đã dẫn đến cảnh “đánh vật” mỗi lần cho con ăn.

Thực tế, trẻ trước 5 tuổi cần phải được học kỹ năng ăn uống và hành vi ăn uống. Đó chính là yếu tố quyết định sức khỏe dài lâu của trẻ sau này. Điều này có nghĩa là, bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn đa dạng và chế biến hợp vệ sinh thì cha mẹ cần phải dạy trẻ về cách ăn. Đừng ép hoặc sử dụng tivi/điện thoại làm công cụ để con ngoan ngoãn ngồi ăn; thay vào đó bạn hãy tạo những thử thách, trò chơi để trẻ hứng thú với việc ăn uống. Hãy cho trẻ tham gia vào “phụ bếp” cùng bạn với những công việc như nhặt rau, trộn salad … đó là một bài học cho trẻ về giá trị của đồ ăn và trân trọng công sức người nấu.

Tương tác, trò chuyện với trẻ: Tương tác sớm với trẻ (tiếp xúc da kề da, nói chuyện, lắng nghe, chơi đùa với trẻ). Lắng nghe trẻ nói, khuyến khích trẻ nói về những thứ xảy ra xung quanh mình. Đọc sách và kể chuyện cho trẻ hàng ngày. Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để làm bạn với con, trò chuyện để hiểu con hơn và khoản này cần phải được đầu tư ngay khi con vừa chào đời. Hoạt động trò chuyện giúp trẻ phát triển năng lực giao tiếp và não bộ. Trẻ thường học hỏi thông qua giao tiếp với cha mẹ, ở đó trẻ học về ngôn ngữ, cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, trò chuyện với con còn giúp kéo gần khoảng cách giữa hai thế hệ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ được dành thời gian quan tâm có xu hướng sống tình cảm và dễ mở lòng tâm sự với cha mẹ chúng về những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống hơn.

An toàn

Trẻ phải được sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh, nước sạch đầy đủ và đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; Được sống trong môi trường yêu thương chăm sóc của cha mẹ và những người thân khác. Không được đối xử bạo lực với trẻ dưới bất cứ hình thức nào. Những trẻ có nhu cầu đặc biệt; trẻ trong các gia đình yếu thế phải được tiếp cận với chính sách hỗ trợ xã hội.

Học tập giai đoạn đầu đời

Học bằng vui chơi là cách trẻ học tốt nhất. Trẻ cần được vui chơi ngay từ khi mới sinh ra để được khám phá, được tự mình có những trải nghiệm mới với thế giới xung quanh. Do đó, nên kể chuyện và đọc sách cho trẻ từ sớm. Cho trẻ tiếp cận với tài liệu, sách báo phù hợp với độ tuổi của mình. Cho trẻ đi học mầm non và tiểu học.

Ở Việt Nam, chính phủ đang nỗ lực để thực hiện quyền trẻ em theo cam kết trong các công ước quốc tế và Mục tiêu Phát triển Bền vững, vì vậy tất cả trẻ em đều có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe và tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em.

Vi Hương
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Sơ cứu đúng cách và kịp thời rất quan trọng

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Sơ cứu đúng cách và kịp thời rất quan trọng

2 năm trước

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tai nạn thương tích tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hệ lụy, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ để lại di chứng về não do thiếu oxy, trường hợp nặng có thể...
Làm gì để giảm đau, khó chịu cho trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19

Làm gì để giảm đau, khó chịu cho trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19

2 năm trước

Sau khi trẻ tiêm vaccine, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng.
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền sống – cha mẹ cần quan tâm để đảm bảo quyền được sống của trẻ em

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền sống – cha mẹ cần quan tâm để đảm bảo quyền được sống của trẻ em

2 năm trước

Một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền sống, trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.