THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 06:41

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền sống – cha mẹ cần quan tâm để đảm bảo quyền được sống của trẻ em

28/10/2021 | 05:59
Một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền sống, trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

Theo theo Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về tử vong trẻ sơ sinh (năm 2018): Ở những nước thu nhập thấp, tỷ lê tử vong trẻ sơ sinh trung bình là 27 trẻ trên 1.000 ca sinh. Ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ này là 3 trẻ trên 1.000 ca sinh. Trẻ sơ sinh ở các nước có nguy cơ cao nhất có nguy cơ bị tử vong cao hơn gấp 50 lần trẻ em sinh ra ở những nơi an toàn nhất. Trên thế giới hiện có hơn 2,6 triệu trẻ sơ sinh tử vong trước 1 tháng tuổi, trong đó hơn 50% tử vong ngay khi vừa chào đời. Ngoài ra, có tới hơn 2,6 triệu trẻ em khác không có cơ hội được ra đời. Việt Nam đứng thứ 80/184 quốc gia với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 1 trên 87.

Cũng theo Báo cáo này, hơn 80% trẻ sơ sinh tử vong do bị sinh non, hoặc gặp phải các biến chứng khi sinh hay mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, nhiễm trùng...

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Thanh Huyền

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Thanh Huyền

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ trong số 10 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi, một tỷ lệ lớn có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. 36% trong số 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm trùng huyết, viêm phổi, tiêu chảy và uốn ván. Trong số các trường hợp tử vong sau sinh do bệnh truyền nhiễm, ước tính 22% tử vong do tiêu chảy, 21% do viêm phổi, 9% do sốt rét và 1% mắc bệnh sởi.

 Các trường hợp tử vong này có thể ngăn ngừa được nếu các bà mẹ được trợ giúp bởi các bà đỡ qua đào tạo, và các biện pháp ngăn ngừa khác được thực hiện như có nước sạch, vệ sinh tẩy uế, nuôi con bằng sữa mẹ trong những giờ đầu tiên, tiếp xúc da trực tiếp và dinh dưỡng tốt.

TS Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho biết, trong các năm 2010-2020, mỗi ngày Việt Nam có 2 bà mẹ và 40 trẻ sơ sinh tử vong. Nếu hệ thống y tế, các gia đình chăm lo sức khỏe bà mẹ từ khi mang thai, cán bộ y tế theo dõi chặt hơn thì có thể cứu sống và giảm được nhiều trường hợp tử vong mẹ và trẻ em. 

Để trẻ em sinh ra được sống, chúng ta cần cung cấp cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất có thể, cũng như trang bị cho các bà mẹ những kiến thức cần thiết về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Cần đảm bảo các cơ sở y tế sạch sẽ, có có đầy đủ máy móc thiết bị y tế, thuốc men cần thiết để hỡ trợ các sản phụ và trẻ sơ sinh trong các trường hợp cấp bách. Các bác sĩ, y tá, hộ sinh cần có trình độ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Các bà mẹ khi mang thai cần được tiêm phòng đầy đủ, trẻ em khi sinh ra cũng phải được tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch, nếu vì một lý do nào đó phải trì hoãn thì gia đình trẻ cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ nhi khoa trước khi quyết định.

Tiêm chủng sởi và rubella tại trung tâm y tế thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: Trương Việt Hùng/UNICEF Việt Nam

Tiêm chủng sởi và rubella tại trung tâm y tế thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: Trương Việt Hùng/UNICEF Việt Nam

Ngoài các lý do trên, thì vẫn còn một lý do vô cùng bí hiểm khiến cho nhiều trẻ sơ sinh không có cơ hội sống sót sau 1 tuổi, đó chính là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), mỗi năm nước này có đến 3.500 trẻ sơ sinh chết đột ngột trong khi ngủ. Khoảng 1/2 số ca tử vong này không tìm được nguyên nhân, ngay cả khi ca bệnh đã được xem xét hoàn chỉnh bao gồm cả việc khám nghiệm tử thi kỹ lưỡng và điều tra hiện trường. Khi không xác định được nguyên nhân, những cái chết này được gọi là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (sudden infant death syndrome – SIDS). SIDS thường xảy ra trong khi ngủ. Và cũng thường không có bằng chứng vật lộn và không có tiếng kêu la của trẻ, do đó người nhà hầu như không hề biết lúc trẻ ra đi.

Đột tử sơ sinh hay còn gọi là “những cái chết trong nôi” không phải là một bệnh lý thông thường, nó tấn công những đứa trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh mà không hề có dấu hiệu cảnh báo trước.

Trên toàn cầu, đột tử ở trẻ sơ sinh đã gây ra hơn 19.200 cái chết trong năm 2015, là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Hoa Kỳ vào năm 2011. Khoảng 90% trường hợp đột tử sơ sinh xảy ra ở trẻ trước 6 tháng tuổi, đột tử sơ sinh diễn ra phổ biến ở các bé trai hơn các bé gái.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ đột tử sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, trẻ bị đột tử khi ngủ có thể do sự bất thường của các tế bào não có vai trò điều hòa hệ tim mạch và hô hấp; do trẻ nằm úp khi ngủ khiến đường thở bị nghẹt, do quấn quá nhiều quần áo cho trẻ khi ngủ khiến trẻ tăng thân nhiệt, tăng nhịp chuyển hóa dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở…

Ngoài ra, những trẻ sinh non, trẻ có mẹ hút thuốc lá trước và trong quá trình mang thai, trẻ tiếp xúc với thuốc lá sau sinh… cũng là những đối tượng có nguy cơ bị đột tử sơ sinh.

Đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo và không có dấu hiệu cảnh báo. Trẻ không quấy khóc hay bỏ bữa, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ phải chịu đựng sự đau đớn. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng vài tuần trước đó. Cha mẹ có con nhỏ cần đặc biệt lưy ý vấn đề này trong chăm sóc trẻ sơ sinh.

Điều 6 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định: Mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Điều 12 Luật Trẻ em năm 2016 quy định về Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

Minh Thư
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bình Dương nhận hơn 650 triệu đồng cho 81 trẻ em mồ côi do Covid-19

Bình Dương nhận hơn 650 triệu đồng cho 81 trẻ em mồ côi do Covid-19

2 năm trước

Chung tay góp phần giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục con đường học vấn để có một tương lai tươi sáng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương phối hợp với Quỹ...
Viện Dinh dưỡng Quốc gia hỗ trợ TP.HCM hơn 8 tấn sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ em

Viện Dinh dưỡng Quốc gia hỗ trợ TP.HCM hơn 8 tấn sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ em

2 năm trước

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cùng Sở Y tế TP.HCM chung tay chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em mắc Covid-19, trẻ em mồ côi do dịch, trẻ có hoàn cảnh khó khăn…
Lấy ý kiến người dân cho Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Lấy ý kiến người dân cho Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

2 năm trước

Bộ Thông tin và Truyền thông đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân để hoàn thiện dự thảo Quyết định ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bắc Kạn nỗ lực nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bắc Kạn nỗ lực nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2 năm trước

Cơ sở Bảo trợ xã hội (BTXH) tổng hợp tỉnh Bắc Kạn hiện đang nuôi dưỡng 37 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dù thiếu vắng hơi ấm của người thân, gia đình nhưng tình yêu...
Hướng dẫn cách ly phòng dịch Covid-19 đối với trẻ em

Hướng dẫn cách ly phòng dịch Covid-19 đối với trẻ em

2 năm trước

Ngày 26/10, Sở Y tế Lâm Đồng đã có văn bản hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thành phố thực hiện cách ly phòng dịch Covid-19 đối với trẻ em.