THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 08:05

Chẳng nhẽ chấp nhận tình trạng này?!

27/04/2019 | 06:53
 
Khai thác cát. Ảnh minh họa
                            
Câu nói thật khiến đau đớn, hoang mang
 
Ngày 23/4/2019, tại hội nghị bàn về phòng chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ (giáp ranh các tỉnh và TP.HCM), Phó Giám đốc Công an TP.HCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh đã nói khá thẳng thắn về việc chống “cát tặc”. Ông cho rằng hầu hết các công trình, kể cả công trình trọng điểm quốc gia đều sử dụng cát khai thác trái phép. Vì vậy, nếu các cơ quan chức năng “làm căng” sẽ không đủ cát thi công. Ông chốt một câu: “Làm căng” với “cát tặc” thì công trình trọng điểm quốc gia cũng đình trệ!”. 
 
Trước hết, tôi có lời khen Thiếu tướng Phan Anh Minh vì ông đã nói thẳng, nói thật. Nhưng tôi đau đớn, hoang mang vì tình trạng đáng buồn đến mức như vậy: Công trình trọng điểm quốc gia cũng buộc phải sử dụng cát trái phép! Theo luật, người sử dụng  hay tàng trữ tài sản do phạm pháp mà có được thì người đó cũng vi phạm pháp luật. Như vậy, những người quản lý, điều hành, xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
 
Tình trạng này nói lên điều gì? Nó nói lên sự thiếu rành mạch, thiếu cương quyết trong việc thi hành công vụ của một số cơ quan chức năng. Từ việc này, dẫn tới việc pháp luật không được thực thi triệt để. Đây là điều đáng buồn khi chúng ta đang đề cao việc thượng tôn pháp luật.
 
Câu nói thật gây đau đớn, hoang mang: “Làm căng” với “cát tặc” thì công trình trọng điểm quốc gia cũng đình trệ!”.
Có loại bỏ hoàn toàn được “cát tặc” không?
 
Lực lượng vũ trang của chúng ta rất mạnh, các chiến sĩ công an có mặt hầu như ở khắp mọi nơi. Việc khai thác cát trái phép diễn ra ở ngoài trời với những phương tiện to lớn như tàu, thuyền, máy móc… Vậy, việc phát hiện và bắt giữ “cát tặc” không khó khăn gì. Từ trước đến nay, chúng ta không triệt phá triệt để không phải vì chúng ta không có khả năng, mà bởi chúng ta còn lấn cấn do sợ “công trình trọng điểm quốc gia đình trệ”.
 
Vậy giải quyết thế nào? Cũng khá đơn giản nếu chúng ta quyết tâm. Đó là tính toán cụ thể, quy hoạch những vùng được khai thác cát hợp pháp để cung cấp cho những công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia và nhu cầu chính đáng của nhân dân. Việc khai thác cát này không làm thay đổi dòng chảy, không gây sụt lở, không ô nhiễm môi trường. Những đơn vị khai thác cát phải đóng thuế đàng hoàng và bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn đó.
 
Với hệ thống sông ngòi và bờ biển dài trên 3.230km, chúng ta không thiếu cát cho các loại công trình xây dựng. Chỉ có điều việc khai thác cát phải có chủ trương, kế hoạch khoa học và hợp lý. Điều này các cơ quan chức năng có thể làm được. Hơn thế nữa, đấy là công việc và trọng trách của họ.

Nghè Nghệ/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...