CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 05:27

Chê bai, hoạnh họe: Kết quả của giáo dục gia đình

31/03/2020 | 09:49
 
Những ai về nước trốn dịch Covid-19 mà ngạo ngược vậy?
 
Trong dòng người từ nước ngoài đổ về Việt Nam trốn dịch Covid-19 những ngày gần đây, một số lượng lớn là sinh viên người Việt học ở nước ngoài. Điều này dễ hiểu bởi vì về nước trong thời điểm này rất phức tạp và tốn kém. Chỉ những người có điều kiện mới về được. Và ai cũng hiểu là những gia đình cho con đi Âu, đi Mỹ học đều là những gia đình khá giả, nếu không phải là con đại gia thì cũng con quan chức có cỡ.
 
Về nước vào thời điểm này là phải cách ly. Đây là cách phòng chống lây nhiễm bệnh trong mùa dịch mà hầu như quốc gia nào cũng thực hiện. Ấy vậy mà nhiều du học sinh về nước, khi bị cách ly đã tỏ thái độ khó chịu, không hợp tác khiến nhân viên hàng không gần như phải cưỡng chế thì mới đưa được họ về các địa điểm cách ly. Đúng là con cái những nhà giàu sang thường có thái độ ngạo ngược.
 
Tưởng đưa được họ về chỗ cách ly là yên, nào ngờ về đến chỗ cách ly, một số đã chê bai cơ sở vật chất, đồ ăn..., thậm chí, có nữ du học sinh từ Canada về còn đăng bài trên mạng xã hội chê bai thậm tệ với những lời lẽ nặng nề như: “Kinh khủng khiếp thật sự, không biết sống sao, không dám đụng vào cái gì trong phòng”. Đó là  cô gái được đưa về khu KTX của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - một trong những khu KTX đàng hoàng, tử tế, mới được xây dựng chưa lâu.
 

Nữ du học sinh Canada dùng những từ ngữ rất khó nghe chê bai khu cách ly là "không thể sống nổi", "quá sức chịu đựng"... Ảnh: KT

Một số nhà giàu Việt Nam lệch lạc trong việc giáo dục con cái
 
Thái độ bất hợp tác, chê bai, hoạnh họe của một số du học sinh khi về nước trốn dịch là kết quả của giáo dục gia đình chứ không phải những thứ họ học được ở  nước ngoài. Tôi bảo đảm không có trường đại học nào ở nước ngoài dạy sinh viên làm oai, làm phách trong bất cứ hoàn cảnh nào, chứ đừng nói trong lúc phải cách ly vì đại dịch.
 
Những “cậu ấm, cô chiêu” đang làm khó ở sân bay, đang dẩu môi, dẩu mỏ ở khu cách ly đều là con của những gia đình khá giả. Cha mẹ họ mới phất lên nên muốn tỏ ra sang chảnh. Họ cũng để cho con cái thấy cái oai của những kẻ có tiền nên ngầm ủng hộ thái độ hách dịch, những đòi hỏi vô lý. Nhiều người trợn mắt ngạc nhiên khi ở khu cách ly mà họ đòi ăn nho Mỹ, táo New Zealand...
 
Một lần nữa lại phải nói tới việc giáo dục đạo đức, nhân cách trong gia đình. Phần lớn con em của những gia đình bình dân đều tỏ ra khiêm nhường, chịu khó. Trong khi đó, một số không nhỏ con cái của đại gia, của quan chức tỏ ra rất hống hách, chảnh chọe. Đây là kết quả của việc giáo dục gia đình bị lệch lạc. Điều này được thể hiện khá rõ trong mùa phòng chống dịch Covid-19.
 
 

Đàm Trọng/GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...