CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2024 05:17

Chính quyền càng không được vi phạm Hiến pháp!

14/01/2019 | 10:16
 
Ý kiến rất có lý, nhưng trái luật
 
Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố. Trong đó quy định công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân thành phố Hà Nội làm việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Khi rộ lên những dư luận trái chiều, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung vẫn khẳng định quy định này là đúng và cần thiết.
 

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký Quyết định quy định công dân khi đến Trụ sở làm việc “không quay phim,
chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. 

 Ông Chung và những người ủng hộ quan điểm của ông cho rằng, ở tất cả các địa điểm tiếp công dân trên địa bàn Hà Nội (của cả trung ương và địa phương) đều bố trí camera ghi hình. Vì vậy, khi có ai cần âm thanh, hình ảnh của những cuộc tiếp dân nào đều có thể lấy ra được; do đó, người dân không cần phải ghi nữa. Còn việc quy định muốn ghi phải xin phép là nhằm để tránh có những kẻ xấu ghi hình rồi về nhà cắt, dán linh tinh, làm sai bản chất sự việc, đưa lên mạng xã hội để nói xấu chính quyền.

 
Lập luận như vậy có vẻ có lý và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia pháp luật không đồng tình. Ví dụ, TS Lê Hồng Sơn - Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) - cho rằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội không được quyền quyết định vấn đề “ghi âm, ghi hình phải xin phép”, điều này thuộc quyền của Quốc hội. Ông Sơn còn nhấn mạnh: “Tôi cho rằng văn bản hành chính cá biệt này được ban hành trái luật và vi hiến”.

Khi quyết định điều gì liên quan đến quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, đừng quên quyền con người và những giá trị tự do, dân chủ.
 
Chính quyền phải hoạt động trên cơ sở Hiến pháp
 
Hiến pháp là bộ luật cơ bản của quốc gia; những luật về những lĩnh vực cụ thể và những văn bản dưới luật đều phải tuyệt đối phù hợp với Hiến pháp mới được chấp nhận. Vì vậy, những người đứng đầu chính quyền các cấp, từ Thủ tướng Chính phủ, đến Chủ tịch UBND xã đều không có quyền ban hành những văn bản trái Hiến pháp. Điều này đã trở thành thông lệ quốc tế và tất cả các quốc gia hiện nay đều thừa nhận.
 
Về mặt pháp lý là thế, còn trên thực tế thì nhiều người cho rằng, tiếp dân là một hoạt động công khai, minh bạch, cán bộ tiếp dân làm đúng, sao phải sợ ghi âm, ghi hình?! Thậm chí, việc ghi âm, ghi hình còn có ý nhắc nhở và khuyến khích cán bộ tiếp dân làm tốt công việc của mình.
Như vậy, dù ý kiến còn khác nhau, còn trái chiều nhưng tựu trung cơ quan hành pháp (chính quyền) không nên và không được làm trái Hiến pháp. Những gì liên quan đến lập pháp thì phải do Quốc hội quyết định.
 
Việc một số chính quyền địa phương ra văn bản trái luật vẫn thường xảy ra. Khi bị “tuýt còi” thì họ dừng lại và sửa đổi. Cuộc sống là vậy.
 

Nghè Nghệ/GĐTE

Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

6 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...