THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 08:18

Cho học sinh vay nặng lãi - thủ đoạn mới của tín dụng đen

19/02/2022 | 06:06
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện tình trạng học sinh bị các đối tượng cho vay đến nhà xiết nợ, gây nhiều bức xúc cho người dân và phụ huynh học sinh.
Các app vay tiền không thế chấp trên mạng.

Các app vay tiền không thế chấp trên mạng.

“Sa bẫy” vì thiếu hiểu biết

Ðây là một hình thức mới khi các đối tượng cho vay nặng lãi lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết và thói quen đua đòi của một bộ phận học sinh để trục lợi.

Theo lời chia sẻ của S. (phường Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh), em đã từng vướng vào đường dây cho vay không thế chấp ngay từ đầu năm lớp 11. Ban đầu, do ham mê xem các trận bóng đá, T. đã bị một số đối tượng (ở cùng địa phương) dụ dỗ, kích động chơi cá độ. Tuy nhiên, nếu chơi thắng thì không được lấy tiền vì "các anh" sẽ gạ chơi tiếp, nếu thua thì "các anh" sẽ cho vay để chơi tiếp mà không cần thế chấp gì ngoài việc ký giấy vay tiền.

Thấy dễ quá, S. và một số bạn đã vay 10 triệu đồng với mức lãi suất 1 triệu/ngày. Với mức lãi suất này, chỉ sau một thời gian ngắn, số nợ của S. đã lên đến 340 triệu. Khi số nợ đã lớn, các đối tượng lập tức tìm đến nhà bố mẹ S. để đe dọa, đòi tiền. Sợ con bị hành hung, bố mẹ S. đành vay mượn trả đủ 340 triệu cho các đối tượng này.

Cùng lâm vào hoàn cảnh của bố mẹ S., anh Ð.V.H (phường Phương Liên, quận Ðống Ða, Hà Nội) cho biết, do công việc bận bịu nên vợ chồng ít có thời gian dành cho con cái. Một hôm, có 4 đối tượng đến nhà đòi nợ P. - con gái anh chị số tiền hơn 80 triệu đồng.

Do thấy một số bạn cùng lớp dùng điện thoại “xịn”, trông rất sành điệu và có thể chơi game kiếm tiền nên P. cũng muốn mua. Thấy vậy, một người bạn cùng lớp đã “tư vấn” cho P. có thể mua điện thoại mà không cần trả tiền trước tại một của hàng trên phố Trần Ðại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng).

Tin tưởng có thể kiếm được tiền bằng các trò game trên mạng như các bạn, P. đã đồng ý mua một chiếc điện thoại Samsung Note 10 giá hơn 9 triệu với mức lãi suất 30.000đ/triệu/ngày. Từ khi có điện thoại, P. phải dành nhiều thời gian “cày game” kiếm tiền nên việc học hành giảm sút trông thấy. Vài lần không trả được tiền đúng hạn, lãi chồng lãi nên số tiền phải thanh toán sau 6 tháng là hơn 80 triệu đồng khiến P. hốt hoảng không dám đi học. Cuối cùng, sau nhiều lần thương lượng, anh H. phải trả hơn 60 triệu đồng cho các đối tượng cho vay nặng lãi để tránh những rắc rối có thể xảy ra với con gái.

Sau khi thấy phản ứng quyết liệt từ phía gia đình P., người bạn đã “tư vấn” cho P. cũng đã thú nhận với gia đình để giải quyết khoản vay trước đó. Cũng vì mua điện thoại theo hình thức này và khi không đủ khả năng trả lãi thì được chủ cửa hàng đe dọa, gợi ý hướng dẫn lôi kéo người khác đến mua hàng để trừ nợ dần. Ðược biết, “do khoản nợ của bạn này lên đến hàng trăm triệu đồng, nên gia đình đã làm đơn trình báo cơ quan Công an để nhờ giúp đỡ”, anh H. cho hay.

Con em vướng vào bẫy tín dụng đen cũng là tình cảnh của nhiều gia đình tại huyện Ðức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) trong những tháng cuối năm 2021.

Theo phản ánh, một số đối tượng cho vay nặng lãi đã bất chấp pháp luật, dụ dỗ nhiều học sinh Trường PTTH Trần Phú (huyện Ðức Thọ) đến vay tiền khi có nhu cầu cá nhân. Khi vay tiền, các em chỉ cần viết giấy vay và ký nhận, không cần phải thế chấp bất cứ thứ gì. Vì thủ tục vay tiền quá đơn giản nên nhiều em học sinh trên địa bàn đã vay của những đối tượng này số tiền đến hơn 150 triệu đồng (với mức lãi xuất trên 140%/năm) và không có khả năng trả nợ. Khi đó, các đối tượng đã đe dọa, hành hung khiến những học sinh này và gia đình rơi vào khủng hoảng, phải nhờ pháp luật can thiệp.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) các đối tượng chủ mưu trong những vụ việc nêu trên đã bị bắt để điều tra về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Đối tượng Phan Công Hoạt bị bắt do có hành vi dụ dỗ cho học sinh vay nặng lãi tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ảnh: KT

Đối tượng Phan Công Hoạt bị bắt do có hành vi dụ dỗ cho học sinh vay nặng lãi tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ảnh: KT

Phòng tránh bằng cách nào?

Trước khi xảy ra việc học sinh một số trường THCS và THPT bị lôi kéo vay nợ, đã có nhiều trường hợp là sinh viên của các trường đại học trên cả nước bị sập bẫy từ các ứng dụng (app) tín dụng đen trực tuyến và đã được các lực lượng công an triệt phá. Ðáng chú ý, trong số này có những sinh viên nữ vì muốn vay được tiền đã phải dùng ảnh “nóng” như một hình thức thế chấp. Sau đó, các em bị khống chế, ép buộc phải bán dâm, thậm chí lôi kéo các sinh viên khác cùng bán dâm để trả nợ.

Từ những vụ việc nêu trên cho thấy, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, rất có thể các em học sinh này cũng sẽ bị các đối tượng cầm đầu các ổ nhóm tín dụng đen lợi dụng, ép buộc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng để điều tra, xử lý triệt để, dứt điểm đối với các hoạt động tín dụng đen. Ðiều này không chỉ ngăn chặn tội phạm cho vay nặng lãi mà còn xử lý nghiêm tình trạng xâm phạm đời tư cá nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em gái.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận một phần nguyên nhân của những vụ việc này là do sự ham chơi, đua đòi của không ít học sinh hiện nay. Ngoài việc là nạn nhân của những đối tượng cho vay nặng lãi, các em còn là nạn nhân lối sống buông thả, chạy theo vật chất của chính mình, để rồi kéo theo những thiệt hại về kinh tế cho gia đình cùng nhiều hệ luỵ khác.

Bên cạnh việc trông chờ vào giải pháp của cơ quan chức năng trong việc siết chặt các hoạt động tín dụng này, các bậc cha mẹ, học sinh, sinh viên cần tỉnh táo, cảnh giác, tuyệt đối không vay tiền online qua các mạng xã hội.

Trong trường hợp cần vay tiền để phục vụ nhu cầu học tập, học sinh, sinh viên cần liên hệ trực tiếp với nhà trường, hoặc đến các ngân hàng uy tín để được tư vấn, hỗ trợ. Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần nhanh chóng báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời giải quyết, xử lý.

Quang Hưng
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

2 năm trước

Ông Yevgeny Timakov - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vaccine hàng đầu của Nga, cho biết, khả năng miễn dịch của trẻ em đối với bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 9 tháng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc mở cửa lại trường học là yêu cầu bức thiết

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc mở cửa lại trường học là yêu cầu bức thiết

2 năm trước

Ngày 17/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam...
Bắc Kạn: Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng trường học

Bắc Kạn: Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng trường học

2 năm trước

Mới đây, UBND xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn vừa phát đi thông báo về việc tìm cha mẹ đẻ của một em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn tỉnh.
Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

2 năm trước

Di chứng hậu COVID -19 ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em

2 năm trước

Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn số 338/LĐTBXH-TTr gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.