THỨ SÁU, NGÀY 17 THÁNG 05 NĂM 2024 05:12

Chúng tôi là phụ nữ: Trao quyền cho nữ lao động di cư – Tiếp cận dựa trên quyền

26/06/2016 | 17:10


Dự án “Chúng tôi là phụ nữ” thực hiện tại Việt Nam tiếp cận trên cơ sở bình đẳng giới hướng tới đối tượng người lao động ngoại tỉnh, tập trung vào nhóm lao động phi chính thức cả ở điểm đến và điểm đi, tại ở 3 tỉnh có số lượng lớn người di cư tới Hà Nội là Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định.

Mục tiêu của dự án tập trung chủ yếu vào 3 nội dung: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của LĐDC tại điểm đi và điểm đến, nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của họ; Nâng cao kiến thức và kỹ năng thành lập và vận hành mô hình kinh doanh hộ gia đình; Tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế và an sinh xã hội cho người di cư, vai trò của chính quyền địa phương và ban ngành toàn thể.

Nhằm nâng cao vị thế và có năng lực nhất định trong việc sử dụng nguồn vốn có được, dự án đã tổ chức tập huấn cho một loạt lao động di cư, sau đó hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng/1 hộ kinh doanh. Anh Thiều Đình Đạt có vợ là LĐDC. Sau khi tham gia tập huấn, anh đã cùng vợ tổ chức mô hình chăn nuôi lợn theo hộ gia đình và trở thành thành viên tích cực tuyên truyền, vận động cho những người di cư khác tại địa bàn Hoằng Hòa, tỉnh Thanh Hóa. Ở Thanh Hóa có 11 mô hình kinh tế hộ gia đình có LĐDC: chăn nuôi lợn, buôn bán nhỏ…

Về vấn đề trợ giúp pháp lý, dự án tập trung vào tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người LĐDC thuộc các ngành nghề: bán hàng rong, bán hóa quả, xe ôm, thợ xây, làm việc tại các hàng quán, giúp việc gia đình, người di cư lao động tình dục, kinh doanh nhỏ lẻ…, bên cạnh đó có cả những người di cư nhiễm HIV, sử dụng ma túy.

Theo Luật sư Trịnh Quang Chiến, dự án đã thực hiện tư vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp tại Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về HIV/AIDS. Rất nhiều người đã tìm đến trung tâm để tìm sự tư vấn, hỗ trợ về rấ nhiều lĩnh vực: hình sự, dân sự, hành chính, BHYT, BHXH, hôn nhân và gia đình, lao động việc làm, tiếp cận điều trị ARV… Vấn đề thường gặp và nổi côm đối với LĐDC là đăng ký tạm trú và thường trú. Trong điều điều 8 luật BHXH quy định, để được tham gia BHYT thì phải có đăng ký tạm trú, thường trú. Trong khi ấy, để được sổ tạm trú là rất khó khăn và phức tạp thì thời hạn của sổ tạm trú lại chỉ được có 2 năm là hết hạn. Cũng theo quy định, phải có chỗ ở hợp pháp bằng hình thức mua, bán, tạm, cho, cho thuê, cho ở nhờ… mới được cấp sổ tạm trú. Một phần là do nguyên nhân nhà cho thuê trọ nằm trên đất lấn chiếm, không hợp pháp hoặc người cho thuê không muốn người di cư đăng ký tạm trú, thường trú trên mảnh đất đó…
 



New me- Dự án mới được thành lập bởi 18 LĐDC nhằm kinh doanh đồ thời trang và phụ kiện cũ.
 

Phó viện trưởng viện Light, bà Nguyễn Thu Giang cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã Thu hút được sự tham gia của các người dân, chủ nhà trọ, chính quyền và thực hiện nâng cao năng lực về chính sách pháp luật cho nhiều người lao động di cư. Dự án đã tạo dược sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận và đánh giá về nữ lao động di cư nói riêng và người lao động di cư nói chung: Giảm sự kỳ thị và tự kỳ thị, vị thế của người phụ nữ được đánh giá cao và tôn trọng hơn, thay đổi cách nhìn và trách nhiệm của chính quyền của các nơi đi và nơi đến, nâng cao hiệu quả của mục đích di cư làm kinh tế, gắn kết giữa chính quyền – người di cư – chủ trọ, tạo sự chú và quan tâm của dư luận và truyền thông…

Phương Linh

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...