THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 11:38

Chuyện cổ tích về trái tim mẹ Tim

05/11/2021 | 14:38
Đến Việt Nam khi mới 21 tuổi, nữ họa sĩ Aline Rebeaud (người Thụy Sĩ) đã dành trọn trái tim và tuổi xuân của mình chăm lo cho hàng trăm trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người khuyết tật bị bỏ rơi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong ngôi Nhà May Mắn ở TP. HCM.
Cô Hoàng Nữ Ngọc Tim và các trẻ em đặc biệt ở Nhà May Mắn

Cô Hoàng Nữ Ngọc Tim và các trẻ em đặc biệt ở Nhà May Mắn

Mối duyên gắn bó với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

Nói tiếng Việt y như người bản xứ, Aline kể rằng, gần 30 năm ở Việt Nam cô được gọi với cái tên trìu mến "Tim", bởi tên cô gắn với một ký ức đẹp. Ngày đó, Aline đến Trung tâm Điều dưỡng Người bệnh tâm thần Thủ Đức và gặp em Trần Văn Thành (12 tuổi) vừa mắc chứng tâm thần vừa bị bệnh tim bẩm sinh. Nhìn cậu bé tội nghiệp, Aline không cầm được lòng. Cô đã thuyết phục để đưa Thành đến Bệnh viện Tim chữa trị. Suốt 3 tháng liền Aline ở trong bệnh viện chăm sóc cho Thành đến khi cậu bé bình phục. Ngày Aline đưa Thành xuất viện, các bệnh nhân và y bác sĩ chia tay trong niềm xúc động dâng trào. Mọi người bảo từ nay sẽ gọi cô là Tim - đại diện cho hình ảnh trái tim, cũng như lòng nhân hậu.

Cơ duyên này đã đưa Tim đến ý định thành lập Nhà May Mắn (Maison Chance) tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP. HCM - Nơi nương tựa và hỗ trợ từ những nhu cầu thiết yếu ăn, mặc, chỗ ở, chăm sóc y tế, cho đến giáo dục và tạo việc làm cho hàng trăm trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người khuyết tật bị bỏ rơi và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà May Mắn hiện nay là một tổ chức nhân đạo phi chính phủ hoạt động trên hình thức gây quỹ từ cộng đồng và được chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động từ năm 1998. Đây là tên gọi chung cho mô hình tổ hợp, bao gồm Nhà May Mắn (1993) - nơi ở và lưu trú cho trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, người khuyết tật; Trung tâm Chắp Cánh (2006) - nơi đào tạo nghề, nơi làm việc cho người khuyết tật; Làng May Mắn (2011) - trường mầm non, tiểu học và căn hộ dành riêng cho người khuyết tật. Ngoài ra, còn một trung tâm bảo trợ xã hội Nhà May Mắn ở tỉnh Đắk Nông (2018) vận hành theo mô hình Nhà May Mắn ở TP.HCM.

Công nhận những đóng góp to lớn của Aline đối với Việt Nam, năm 2013, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định cho phép Aline Rebeaud nhập tịch với cái tên thứ hai: Hoàng Nữ Ngọc Tim.

Cô Tim kể, Nhà May Mắn ở TP.HCM (có 3 cơ sở cách nhau 1km) và Đắk Nông giúp 700 người cùng sống đoàn kết như một đại gia đình. Nhà có 400 trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, còn lại 300 là người khuyết tật, hoặc quá khó khăn thì được nuôi dưỡng 24/24h. Ở Làng May Mắn xây 35 căn hộ thiết kế đặc biệt cho những người đi bằng xe lăn; đồng thời có trường dạy miễn phí từ mầm non đến hết tiểu học cho 200 em. Ngoài ra, còn có nhà trẻ, trường tiểu học, có lớp chuyên biệt cho các em tự kỷ, chậm phát triển. Hiện Nhà May Mắn ở tỉnh Đắk Nông đang nôi dưỡng 200 trẻ nội trú, trong đó có trẻ em dân tộc thiểu số (khi mới vào phải dạy tiếng Kinh cho các em). Ở đây rộng 3ha có hồ bơi, trang trại, ao thả cá, nuôi ngựa, có nhà hàng.

Tình yêu thương sẽ làm nên điều tốt lành cho con người

Cô Hoàng Nữ Ngọc Tim hết lòng vì trẻ em thiệt thòi.

Cô Hoàng Nữ Ngọc Tim hết lòng vì trẻ em thiệt thòi.

Nhà May Mắn còn là nơi các em được học tập, dạy nghề, học về tin học, vẽ, may, chế tác đá, làm bánh… Với tay nghề của mình, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật có thể tìm được công việc thích hợp. Thu nhập tuy không nhiều nhưng là nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.

Ở Nhà May Mắn cũng có những trẻ em đường phố, mù chữ và thiếu sự giáo dục. Cô Tim chú trọng dạy các em con chữ và sống chia sẻ với mọi người. Với các em, vừa dạy vừa phải dỗ, bởi theo cô để đạt kết quả cần có sự kiên nhẫn. Có thể cha mẹ nói 1, 2 lần con không nghe là nổi cáu, nhưng cô Tim kiên nhẫn nói lặp đi lặp lại nhiều lần, nên trẻ dần tiếp thu được. Hơn nữa, các em vốn có nhiều tâm sự uẩn khúc trong lòng, cô Tim sẵn sàng lắng nghe để thấu hiểu và truyền tải những bài học đạo đức, những điều hay lẽ phải, để các em tin rằng tình yêu thương sẽ làm nên điều tốt lành cho con người.

Có không ít em nhỏ được Nhà May Mắn đón nhận, nay đã tiến bộ và trưởng thành vượt bậc. Như trường hợp em Lý Thị Bích Trâm là con gái thứ 3 trong một gia đình có 4 người con, cha mẹ rất nghèo, mẹ mù chữ. Cha đi làm rừng, bị tai nạn, gãy cột sống lưng, phải bán hết tài sản để chữa bệnh. Nhà May Mắn đã dang vòng tay đón cả gia đình 6 người. Nhưng người mẹ nản lòng đã bỏ rơi chồng khuyết tậtvà 4 đứa con nhỏ (đứa 6 tuổi, đứa 4 tuổi, 2 tuổi và con út mới 7 tuần tuổi). Tim đã dạy 4 người con đó lớn khôn, giờ có nghề nghiệp ổn định và lập gia đình. Khi em Bích Trâm lớn lên, mẹ Tim đã gửi Trâm sang Mỹ học 5 năm. Trở về nước, Bích Trâm đã phát huy năng lực và đảm nhiệm vai trò Giám đốc doanh nghiệp xã hội của Nhà May Mắn (bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ do những em nhỏ và người khuyết tật làm ra, làm du lịch cộng đồng tương đối thành công).

Dịch bệnh Covid-19 cũng làm mọi thứ chậm lại, đồ thủ công không xuất khẩu được, nên hiện Nhà May Mắn chỉ duy trì phòng vẽ tranh, may mặc, phòng máy tính, phòng chế tác đá quý, phòng dạy làm bánh.

Cô Tim kể, khó khăn bộn bề, mỗi tháng chi phí cho 700 con người ở Nhà May Mắn tốn gần 2 tỷ đồng. Để duy trì các hoạt động, Tim muốn phát triển du lịch cộng đồng và kinh doanh các sản phẩm của các bạn khuyết tật để có nguồn thu nhập ổn định về lâu dài. Năm nay, cô Tim đã gần 50 tuổi, là đầu tầu của các con, hiện trong số nhân viên của Nhà May Mắn có khoảng hơn 20 bạn là đối tượng cũ đã trở thành cộng sự phục vụ lại Nhà May Mắn, 1 số bạn thực hiện gây quỹ.

Điều hành công việc không hề đơn giản, do đó cô Tim cùng các nhân viên (Nhà May Mắn ở TP.HCM có hơn 100 nhân viên, ở Đắk Nông có 50 nhân viên) phải lao động rất tích cực để kiếm đủ tiền hàng tháng lo cho các hoạt động. Cô Tim dự tính, một thời gian nữa sẽ tiếp tục xây dựng Nhà May Mắn ở những nơi có nhu cầu. Có thể sẽ xây dựng 1 trung tâm như Nhà May Mắn TP.HCM ở miền Bắc.

Đến nay, cô Tim có hơn 100 cháu nội và cháu ngoại. Cô tâm sự, mình không lập gia đình riêng, từ lâu sống tập thể với các em nhỏ và người khuyết tật. Tuy không sinh con ruột, nhưng bù lại các em coi mình như mẹ đẻ, và mình cũng coi các em như con ruột.  Hỏi Tim, vì sao lại gắn bó với mảnh đất hình chữ S này, cô cười tươi nói: "Chắc kiếp trước tôi từng sống ở đây".

Khi được hỏi, gắn bó với Việt Nam, điều cô cảm thấy hạnh phúc nhất là gì? cô Tim nói: Thật khó trả lời vì tôi có rất nhiều niềm vui, nỗi buồn trong suốt thời gian qua. Tôi không có con đẻ nhưng có rất nhiều con nuôi. Thật hạnh phúc khi nhìn thấy họ trưởng thành, học đại học, lập gia đình và sinh con… Đó là niềm an ủi rất lớn đối với tôi.

Hồng Nga - Ảnh: Công Duy, Nguyễn Á
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

2 năm trước

Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc và công ty ban hành Quyết định thể hiện người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động có được hưởng...
Không để 'lợi ích nhóm', lợi ích cục bộ 'cài cắm' vào quá trình xây dựng luật

Không để "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ "cài cắm" vào quá trình xây dựng luật

2 năm trước

(Dân sinh) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Không được để cho lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật”.
Đắk Nông : Hai cán bộ Cục quản lý thị trường bị bắt

Đắk Nông : Hai cán bộ Cục quản lý thị trường bị bắt

2 năm trước

Phát hiện xe bồn chở xăng dầu không có hoá đơn chứng từ, hai cán bộ không lập biên bản mà yêu cầu tài xế "chung" 160 triệu đồng.
Bamboo Airways ký biên bản hợp tác chiến lược với sân bay Quốc tế Heathrow (London), thúc đẩy đường bay thẳng Việt – Anh

Bamboo Airways ký biên bản hợp tác chiến lược với sân bay Quốc tế Heathrow (London), thúc đẩy đường bay thẳng Việt – Anh

2 năm trước

Sự kiện được kì vọng là bước đệm để Bamboo Airways đưa vào khai thác thành công các đường bay thẳng thương mại thường lệ kết nối Việt Nam – Vương quốc Anh dự kiến từ cuối...