THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 06:52

Củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học

15/01/2022 | 06:57
Ngày 14/1, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Thích ứng linh hoạt, bảo đảm yêu cầu “đầu ra” của chương trình giáo dục phổ thông

Báo cáo của Bộ GD&ĐT nhận định: Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến ngành Giáo dục. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng; hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn... 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Tính đến ngày 9/1/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến; 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch Covid-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các hoạt động của ngành; tích cực tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học, bảo đảm yêu cầu “đầu ra” của chương trình giáo dục phổ thông. Cơ sở giáo dục đại học chủ động tổ chức cho sinh viên học tập trực tuyến để hoàn thiện khối lượng chương trình và bảo đảm chất lượng đào tạo. 

Đáng chú ý, nhằm kịp thời hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không để các em bị gián đoạn việc học, trong năm 2021, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Đến ngày 30/11/2021, riêng ngành Giáo dục đã huy động được 146,892 tỷ đồng, 30.612 máy tính bảng, 31.305 điện thoại thông minh và 99.479 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác. Tính đến ngày 31/12/2021, Bộ đã phân bổ 87.756 máy tính cho 20 tỉnh, thành phố.

Duy trì chất lượng giáo dục các cấp học và hoạt động giáo dục

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục mầm non linh hoạt, đảm bảo an toàn cho trẻ em. Xây dựng tài liệu, học liệu trực tuyến, video nhằm hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non tại gia đình.

Bộ đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6; thẩm định sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 và biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc. Thực hiện điều chỉnh quy trình thẩm định sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng sách giáo khoa trong thời gian tới.

Năm 2021, các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao. Có 37/37 lượt học sinh dự thi và đều đoạt giải, trong đó có 6 em được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 11 em được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 6 em được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ... 

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2 đợt) và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 được tổ chức nghiêm túc, an toàn. Hơn 14.000 thí sinh đủ điều kiện đã được xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông. 

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, dù còn một số việc chậm, muộn, song nhìn tổng thể, toàn ngành đã bền bỉ ứng phó với dịch bệnh và làm được nhiều việc, trong đó có sự đóng góp nỗ lực, trách nhiệm của hơn 1,5 triệu nhà giáo. 

Nhấn mạnh về các nhiệm vụ lớn trong năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Trước hết, toàn ngành tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Các nhà trường cần quan tâm củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học. Cũng trong năm 2022, ngành Giáo dục tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045...

Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng với đó tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên. “Trọng tâm vẫn là bù đắp, củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học”, Bộ trưởng nêu rõ.

Trong năm 2022, ngành Giáo dục cũng sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện để ban hành các văn bản quản lý điều hành, trong đó lưu ý những văn bản quản lý điều hành khắc phục những hạn chế, điểm yếu do tác động của dịch bệnh.

Đối với giáo dục phổ thông, theo Bộ trưởng, năm 2022, 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi THPT và triển khai tự chủ đại học cũng được Bộ trưởng nhìn nhận còn nhiều thách thức, nên cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được Bộ trưởng lưu ý thực hiện trong năm 2022.

Việt Cường
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Hải Phòng phát động Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'

Hải Phòng phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

2 năm trước

Chiều 7/12, UBND thành phố Hải Phòng phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Chương trình “Sóng và máy tính cho em”  tỉnh Ninh Bình tiếp nhận hơn 5 tỷ đồng

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” tỉnh Ninh Bình tiếp nhận hơn 5 tỷ đồng

2 năm trước

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 có điều kiện để...
Đắk Lắk quyên góp hơn 4,5 tỷ đồng thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Đắk Lắk quyên góp hơn 4,5 tỷ đồng thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”

2 năm trước

Sau hơn 2 tháng phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã quyên góp được hơn 4,5 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ máy tính, điện thoại thông minh cho...
Thanh Hóa triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Thanh Hóa triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

2 năm trước

UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thời gian thực hiện từ tháng 11/2021 đến năm...
Cán bộ, giáo viên tỉnh Thái Bình chung tay ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Cán bộ, giáo viên tỉnh Thái Bình chung tay ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

2 năm trước

Nhằm hỗ trợ các em học sinh gặp khó khăn do thiếu các thiết bị học trực tuyến trong thời điểm dịch Covid-19. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã phát động quyên góp, ủng hộ...