THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:17

Cùng hướng tới một tương lai không còn bạo lực trẻ em

19/02/2022 | 06:04
Trên khắp thế giới, cứ 3 trẻ em thì có hơn 2 trẻ đã từng trải qua trừng phạt thân thể hoặc bạo lực bởi chính cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ - những người mà các em yêu thương và tin tưởng nhất (theo số liệu từ UNICEF năm 2021).
Ảnh minh họa: N.Hiên.

Ảnh minh họa: N.Hiên.

Năm 1979, Thụy Ðiển là quốc gia đầu tiên cấm hoàn toàn trừng phạt thân thể trẻ em trong mọi môi trường, bao gồm cả gia đình. Cho đến nay đã có 63 nước đã đưa việc cấm hoàn toàn việc trừng phạt thân thể đối với trẻ em thành một phần trong luật pháp quốc gia và quá trình này vẫn đang được nhân rộng trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, nghị định 130/2021/NÐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em có hiệu lực từ 1/1/2022 đã nâng mức phạt cao nhất tới 20 triệu đồng đối với các hành vi bạo lực, các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em, trong đó có nuôi dạy bằng hình thức trừng phạt. Cụ thể: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em. 

Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hạn về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Nghị định cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Cụ thể, phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.

Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật; Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định là phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

Trẻ em cần nhận được nhiều sự quan tâm và bảo vệ hơn từ tất cả chúng ta. Hãy bắt đầu hành động ngay từ bây giờ để cùng chung tay xây dựng một tương lai không còn bạo lực và xâm hại trẻ em!

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

2 năm trước

Ông Yevgeny Timakov - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vaccine hàng đầu của Nga, cho biết, khả năng miễn dịch của trẻ em đối với bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 9 tháng.
Lễ hội Từ Lương Xâm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Từ Lương Xâm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 năm trước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội Từ Lương Xâm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Để xua tan nỗi lo “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Để xua tan nỗi lo “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

2 năm trước

Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm báo chí với chủ đề “Cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cúm trong bối cảnh Covid-19”. Buổi tọa đàm cung cấp các thông...